Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 6 CTST bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc? 

Câu 2: Em biết gì về “nỏ thần” được An Dương Vương sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần? 

Bài Làm:

Câu 1: 

  • Giống nhau:

- Là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn giản, vua có quyền quyết định tối cao.

- Giúp vua cai trị là các Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ.

  • Khác nhau:

- Nước Văn Lang đóng đô ở vùng trung du: Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).

- Nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng: Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội ngày nay).

- Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn, có thành Cổ Loa vừa là kinh đô trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự độc đáo bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện trình độ phát triển cao hơn.

- Vua An Dương Vương có quyền lực cao hơn vua Hùng, có quân đội mạnh được trang bị đầy đủ, đặc biệt là “nỏ thần”.

Câu 2: 

- Nỏ thần” đó chính là nỏ Liên Châu.

- Nỏ Liên Châu là vũ khí quan trọng của nước Âu Lạc. Tương truyên, nỏ Liên Châu do Cao Lỗ (vị tướng của An Dương Vương) chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đề được bịt đồng sắc nhọn (có 3 cạnh).

- Lẫy nỏ là bộ phận quan trọng nhất của nỏ Liên Châu. Trong truyền thuyết, lẫy nỏ làm bằng móng rùa thần, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì có thể rùa là con vật linh thiêng được cư dẫn Việt tôn thờ nên đã gắn sức mạnh của vị thần phát cho loại vũ khí “bảo bối” của mình nhằm làm tăng thêm sức mạnh thần kì của thứ vũ khí ấy. Thực tế, lẫy có thể được chế bằng đồng, bằng sừng hoan gỗ cứng, hình dáng của nó gần như móng rùa. Nó được cấu tạo với nhiều chi tiết lắp vào nhau nên chiếc nỏ còn được gọi là “liên cơ”. Bình thường, dây nỏ được căng lên, cài lại, khi bắn thì dùng ngón tay kéo lùi nút lẫy để dây bật, đẩy tung những cánh tên lao như gió cuốn.

- Để một lúc bật lẫy nỏ cho nhiều mũi tên cùng bay ra, có ý kiến cho rằng tướng quân Cao Lỗ đã nghĩ cách làm rộng thân nỏ, xẻ chéo nhiều rãnh, đặt những mũi tên chụm lại để khi bật lẫy, mũi tên theo rãnh bay đi.

- Sức mạnh của nỏ Liên Châu đã được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái như sau: “Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám tới gần”.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 6 chân trời bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy nêu những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang? 

Câu 2: Sự chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam như thế nào? 

Câu 3: Em hãy cho biết nghề nông nghiệp trồng lúa nước ta cuối thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN? 

Câu 4: Các nền văn hóa lớn ở nước ta cuối thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN được hình thành như thế nào? 

Câu 5: Sự phân công lao động đã hình thành ở nước ta cuối thời nguyên thủy như thế nào? 

Xem lời giải

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy cho biết những đổi mới của xã hội nước ta cuối thời nguyên thủy? 

Câu 2: Trình bày sự ra đời của nhà nước Văn Lang? 

Câu 3: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang? Kể tên 15 bộ của nhà nước Văn Lang? 

Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến? 

Câu 5: Nguyên nhân An Dương Vương đặt tên nước Âu Lạc là gì? Em hãy nêu những thay đổi của nước Âu Lạc. 

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy mô tả cấu trúc thành Cổ Loa? 

Câu 2: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ như thế nào? 

Câu 3: Nhà nước Âu Lạc đã có những thay đổi gì từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Giải lịch sử và địa lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Chân trời sáng tạo] Giải lịch sử và địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ