Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Kết nối bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Phân tích sự phân bố một số nhà máy điện ở Việt Nam?

Câu 2: Phân tích bản đồ hoạt động của gió và bão ở Việt Nam?

Câu 3: Phân tích bản đồ diện tích và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh, thành phố Việt Nam, năm 2020?

Câu 4: Phân tích bản đồ phân bố dân cư châu Á?

Bài Làm:

Câu 1: 

  • Những hình sao có màu đỏ kí hiệu cho nhà máy nhiệt điện; màu xanh kí hiệu cho nhà máy thủy điện. Những hình sao lớn có công suất trên 1000 MW; những hình sao nhỏ có công suất dưới 1000 MW.
  • Các nhà máy nhiệt điện tập trung chủ yếu ở khu vực tỉnh Quảng Ninh, khu vực ven biển miền nam với vị trí gần các bể dầu mỏ khí đốt nước ta.
  • Các nhà máy thủy điện tập trung chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên với địa hình dốc, núi cao và gần các con sông lớn.
  • Hệ thống trạm được kí hiệu bằng những chấm tròn. Chấm tròn màu đỏ có kích thước lớn hơn là những trạm có 500 KV; chấm tròn màu xanh với kích thước nhỏ hơn là những trạm có 200 KV.
  • Đường dây tải điện có màu đỏ, màu xanh tương ứng với các trạm tải điện. Hệ thống trạm và đường dây điện phân bố rộng khắp cả nước, đảm bảo cung cấp điện cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Câu 2:

  • Sự di chuyển của hướng gió và bão được thể hiện bằng các mũi tên, được phân biệt với nhau bằng màu sắc và độ rộng của mũi tên.
  • Gió mùa hạ được kí hiệu bằng mũi tên màu đỏ có kích thước to, để chỉ gió mùa mùa hạ. Gió mùa hạ có có 2 luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.
  • Gió mùa đông được kí hiệu bằng mũi tên màu xanh có kích thước to, chỉ gió mùa mùa đông nước ta, gió mùa đông thổi vào nước ta theo hướng đông bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ phía Bắc nước ta.
  • Gió Tây khô nóng được kí hiệu bằng mũi tên màu đỏ, có kích thước nhỏ hơn, di chuyển vào nước ta theo hướng tây nam - đông bắc qua lãnh thổ Cam pu chia và Lào. Khi qua dãy Trường Sơn, gió tăng tốc vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Bộ nước ta.
  • Bão di chuyển theo các hướng đông, đông bắc, đông nam.
  • Hướng bão được kí hiệu bằng mũi tên màu trắng với kích thước khác nhau chỉ tần suất khác nhau của bão.
  • Bão có tần suất từ 0,3 đến 1 cơn bão/ tháng vào tháng 6, 7, ảnh hưởng ở khu vực miền bắc và tháng 11, 12 ở khu vực miền Nam nước ta. Tần suất 1 - 1,3 cơn bão/ tháng rơi vào tháng 8 và tháng 10. Tháng 9 là tháng có tần suất bão từ 1.3 - 1.7 cơn bão/tháng, ảnh hưởng trực tiếp vào miền Trung nước ta.
  • Miền Trung là khu vực chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất cả nước.

Câu 3:

  • Diện tích và sản lượng lúa được kí hiệu bởi biểu đồ cột với cột màu xanh là kí hiệu của diện tích lúa và cột màu đỏ kí hiệu cho sản lượng lúa.
  • Đối với diện tích trồng lúa, 1mm trên bản đồ tương ứng với 50000 ha; đối với sản lượng lúa, 1mm tương ứng với 100000 tấn.
  • Diện tích và sản lượng lúa cao ở 2 đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là 2 vựa lúa lớn nhất cả nước. Ngoài ra còn cao ở một vài tỉnh Bắc Trung Bộ và  ven duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ  là vùng có sản lượng lúa thấp nhất. 

Câu 4: 

  • Những đô thị tập trung đông dân cư được thể hiện bằng những chấm tròn màu đỏ với những kích thước khác nhau.
  • Chấm tròn to nhất thể hiện cho đô thị từ 20 triệu người trở lên.
  • Chấm tròn to thứ 2 thể hiện cho đô thị từ 10 đến dưới 20 triệu người, tập trung nhiều nhất ở ven biển Đông Á, một ít ở Nam Á, Tây Nam Á.
  • Chấm tròn to thứ 3 thể hiện cho đô thị từ 5 đến dưới 10 triệu người.

Chấm tròn bé nhất mỗi chấm tương ứng với 500000 nghìn người, phân bố rải rác. Người dân tập trung sinh sống ở khu vực các đồng bằng ven biển. 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 Kết nối bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hãy kể tên một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày nội dung phương pháp kí hiệu?

Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày nội dung phương pháp kí hiệu?

Câu 3: Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày nội dung phương pháp đường chuyển động?

Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày nội dung phương pháp đường chuyển động?

Câu 4: Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày nội dung phương pháp bản đồ - biểu đồ?

Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày nội dung phương pháp bản đồ - biểu đồ?

Câu 5: Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày nội dung phương pháp chấm điểm?

Quan sát bản đồ dưới đây và trình bày nội dung phương pháp chấm điểm?

Câu 6: Quan sát hình dưới đây và trình bày nội dung phương pháp khoanh vùng?

Quan sát hình dưới đây và trình bày nội dung phương pháp khoanh vùng?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1: So sánh điểm khác nhau giữa các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ?

Câu 2: Phương pháp nào được sử dụng để biểu hiện các đối tượng sau trên bản đồ?

Bản đồ

Phương pháp

Mỏ khoáng sản

 

Sự di dân từ nông thôn ra thành thị

 

Phân bố dân cư

 

Số học sinh các địa phương

 

Các trung tâm công nghiệp

 

 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Sưu tầm, tìm hiểu các đối tượng và phương pháp được sử dụng trong một số bản đồ về địa phương em.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập