4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Tại sao chỉ số mật độ dân số của các địa phương chính xác hơn chỉ số dân số của chính quốc gia đó?
Câu 3: Tại sao các nước phát triển cần phải điều chỉnh quá trình đô thị hóa?
Bài Làm:
Câu 1:
Mật độ dân số là đại lượng bình quân, nghĩa là chỉ sự phân bố không đều của dân cư trên một lãnh thổ nào đó. Trên thực tế, trong một quốc gia, có nhiều tỉnh, huyện dân cư rất đông đúc, nhiều tỉnh, huyện khác dân cư lại thưa thớt. Việc tính toán mật độ dân số trên một lãnh thổ càng nhỏ, chỉ số này càng gần với thực tế hơn.
Câu 2:
- Công nghiệp hóa phát triển, cùng với điều đó là công nghiệp và dịch vụ phát triển, kéo theo sự tập trung dân cư và nguồn lao động rất lớn, làm tăng tỉ lệ dân đô thị, phát triển đô thị hóa.
- Công nghiệp hóa phát triển làm cho lối sống, tác phong công nghiệp phổ biến, đồng thời là sự phổ biến lối sống thành thị. Công nghiệp hóa có tác dụng làm cho nền kinh tế phát triển, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư đô thị.
- Nếu đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa (đô thị hóa tự phát) sẽ dẫn đến hàng loạt các khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị (việc làm, nhà ở, dịch vụ xã hội, tệ nạn, môi trường...).
Câu 3:
Các nước đang phát triển cần phải điều chỉnh quá trình đô thị hoá do:
+ Bùng nổ đô thị hoá, thu hút dân cư nông thôn vào các thành phố lớn. Dân cư nông thôn vào thành phố ngày càng đông, làm quá tải ở thành phố.
+ Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hoá, số người nhập cư tự phát ngày càng đông từ nông thôn đã gây nên nhiều hậu quả: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội.
+ Ở nhiều nước kém phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế, dân cư và lao động chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Vì thế trình độ đô thị hoá ở nhiều quốc gia còn rất thấp (cơ sở hạ tầng kém, thiếu điện, nước, rác thải, nước thải. nhà ở lộn xộn...).