2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?
Câu 2: Trình bày tác động của sinh vật tới các thành phần tự nhiên khác trên Trái Đất?
Câu 3: Trình bày sự đa dạng của thảm thực vật trên Trái Đất?
Câu 4: Trình bày mối quan hệ của sinh vật và đất?
Câu 5: Trình bày tác động của khí hậu và địa hình tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
Bài Làm:
Câu 1:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
* Khí hậu
- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
=> Ví dụ: Loài ưa nhiệt phân bố ở gần Xích Đạo, khu vực nhiệt đới…
- Nước và độ ẩm không khí phù hợp là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
* Đất
- Các đặc tính lí, hóa, độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
=> Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác...
* Địa hình
- Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến phân bố của thực vật.
Lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
Hướng sườn có sự khác nhau về nhiệt, ẩm và ánh sáng nên thực vật phân bố khác nhau.
* Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
* Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
- Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
- Khai thác rừng bừa bãi làm rừng thu hẹp...
Câu 2:
Tác động của sinh vật tới các thành phần tự nhiên khác trên Trái Đất:
- Ảnh hưởng đến khí quyển thông qua quá trình quang hợp của cây xanh: Quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra oxi tự do trong khí quyển. Nhờ vậy mà tính chất của khí quyển đã bị thay đổi: từ chỗ tính khử trở thành tính ôxi hóa. mang
- Sinh vật tham gia di chuyển và tích tụ các nguyên tố hóa học như canxi, phốt pho, lưu huỳnh, đồng, iôt, rađi,... tham gia vào quá trình hình thành một số loại đá hữu cơ và khoáng sản có ích như đá vôi, đá phấn, than bùn, than đá, dầu mỏ,...
- Sinh vật đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành đất, thông qua việc cung cấp xác vật chất hữu cơ, phân huỷ và tổng hợp mùn cho đất.
- Sinh quyển ảnh hưởng tới thuỷ quyển thông qua sự trao đổi vật chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường nước. Trong thủy quyển, sinh vật tạo nên các dạng địa hình như các ám tiêu san hô, các quần đảo san hô.
Câu 3:
- Sự phát triển và phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau: Khí hậu, đất, địa hình, con người. Mỗi nhân tố tác động khác nhau ở những nơi khác nhau trên Trái Đất.
- Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước và ánh sáng.
+ Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, từ Xích đạo về cực, dẫn đến hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau (từ kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới đến kiểu thảm thực vật rừng đài nguyên).
+ Sự thay đổi chế độ ẩm dẫn đến ngay trong một vành đai cũng có các kiểu thảm thực vật khác nhau (ví dụ: Trong vòng đai nhiệt đới có các kiểu thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới, rừng gió mùa, xavan và cây bụi, bản hoang mạc và hoang mạc).
+ Nơi có nước dồi dào, có nhiều loài sinh vật sinh sống; ở nơi hoang mạc, khí hậu rất khô, ít loài sinh vật cư trú tại đó.
+ Những cây ưa sáng thường sống ở nơi có đầy đủ ánh sáng; những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của cây khác.
- Đất: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.
+ Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm và Xích đạo thường có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt, nên có rất nhiều loài thực vật sinh trưởng và phát triển.
+ Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bản, mắm,... Vì vậy, rừng ngập mặn chỉ phân bố ở các bãi ngập triều ven biển.
- Địa hình: Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật ở vùng núi
+ Nhiệt độ, độ ẩm không khi thay đổi theo độ cao của địa hình, dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau.
+ Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
- Con người: Làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
- Mối quan hệ giữa các nhân tố trong khi tác động đến sinh vật cũng khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất
Ví dụ:
+ Ở Xích đạo, do nhiệt ẩm dồi dào, nên thực vật rậm rạp, nhiều tầng, có nhiều động vật... Nhưng ở những nơi con người du canh, du cư thì thảm thực vật bị tàn phá, động vật cũng nghèo nàn.
+ Ở các bãi ngập triều ven biển thường có rừng ngập mặn phát triển, nhưng việc khai thác quả mức và bừa bãi của con người đã làm cho nhiều nơi không còn rừng.
+ Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải sống cùng nhau trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của động vật: Nơi nào thực vật phong phủ thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
Câu 4:
- Đất có tác động tới sinh vật: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.
+ Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm và Xích đạo thường có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tôi, điều có rất nhiều loài thực vật sinh trưởng và phát triển.
+ Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, được, bằn mắm,... Vì vậy, rừng ngập mặn chi phân bố ở các bãi ngập triều ven biển.
- Sinh vật tác động tới đất: Sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
+ Thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ (cảnh khô, lá rụng,...) cho đất, rễ thực vật bám vào các kh nứt của đá làm phá hủy đá.
+ Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn.
+ Động vật sống trong đất (giun, kiến, mối,...) cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất v hóa học của đất.
Câu 5:
Tác động của khí hậu và địa hình tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
- Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước và ánh sáng.
+Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, từ Xích đạo về cực, dẫn đến hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau (từ kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới đến kiểu thảm thực vật rừng đài nguyên).
+ Sự thay đổi chế độ ẩm dẫn đến ngay trong một vành đai cũng có các kiểu thảm thực vật khác nhau (ví dụ, trong vành đai nhiệt đới có các kiểu thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới, rừng gió mùa, xavan và cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc).
+Nơi có nước dồi dảo, có nhiều loài sinh vật sinh sống; ở nơi hoang mạc, khí hậu rất khô, ít loài sinh vật cư trú tại đó.
+ Những cây ưa sáng thường sống ở nơi có đầy đủ ánh sáng; những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của cây khác.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt, ẩm.
+ Độ cao: Nhiệt độ, độ ẩm không khi thay đổi theo độ cao địa hình, dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau.
+ Hướng sườn: Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
+ Độ dốc: Độ dốc ảnh hưởng đến lượng ẩm trong đất và độ phì cũng như chiều dày lớp phủ thổ nhưỡng; từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vậ