Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo bài 8 Phòng, chống bạo lực học đường (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 Bài 8 Phòng, chống bạo lực học đường- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

  • A. Đánh đập con cái thậm tệ.
  • B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
  • C. Phê bình học sinh trên lớp.
  • D. Phân biệt đổi xử giữa các con.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

  • A. Do thiếu thốn tình cảm.
  • B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.
  • C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
  • D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.

Câu 3: Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

  • A. Bạo lực học đường.
  • B. Bạo lực gia đình.
  • C. Bạo lực cộng đồng.
  • D. Bạo lực xã hội.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?

  • A. Sự sợ hãi của nạn nhân.
  • B. Sự ám ảnh của nạn nhân.
  • C. Sự nổi loạn của nạn nhân.
  • D. Sự trầm cảm của nạn nhân.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.
  • B. Giáo viên lãng mạ học sinh trên lớp.
  • C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng.
  • D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.

Câu 6: Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?

  • A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
  • B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm.
  • C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý.
  • D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.

Câu 7: Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây?

  • A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.
  • B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.
  • C. Giữ kín chuyện để không ai biết.
  • D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.

Câu 8: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do

  • A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
  • B. sự thiếu hụt kĩ năng sống.
  • C. mong muốn thể hiện bản thân.
  • D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 9: Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do

  • A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
  • B. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái.
  • C. thiếu sự giáo dục của gia đình.
  • D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Ông K đánh con vì trốn học để đi chơi game.
  • B. Cô giáo phê bình P vì thường xuyên đi học muộn.
  • C. Bạn T đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.
  • D. Bạn A nhắc nhở bạn Q không nên nói chuyện trong giờ học.

Câu 11: “Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Bạo hành trẻ em.
  • B. Bạo lực học đường.
  • C. Bạo lực gia đình.
  • D. Tệ nạn xã hội.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
  • B. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
  • C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
  • D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

Câu 13: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp.
  • B. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học.
  • C. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.
  • D. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn.

Câu 14: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là

  • A. đánh đập.
  • B. quan tâm.
  • C. sẻ chia.
  • D. cảm thông.

Câu 15: Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  • A. Bộ luật hình sự năm 2015.
  • B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
  • C. Bộ luật lao động năm 2020.
  • D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.