Văn mẫu 9: Tổng hợp những bài viết số 6 hay nhất (6 đề)

ConKec.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 6 hay nhất ngữ văn 9 với đầy đủ các đề. Theo đó, bài viết số 6 ngữ văn 9 gồm có 6 đề, mỗi đề ConKec gửi đến bạn đọc một số bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.


Đề bài: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).

Bài làm

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Mẹ là người mang nặng đẻ đau sinh chúng ta ra, nuôi lớn trưởng thành. Mẹ là người luôn dành cho ta những tình cảm chân thành thiết tha nhất, luôn yêu thương sát cánh bên con trong cuộc đời. Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã lựa chọn đề tài tình mẫu tử này đưa vào những vần thơ, câu chữ, để thể hiện tình cảm, sự biết ơn đối với mẹ của mình. Nguyên Hồng cũng vậy. Ông đã gửi gắm vào trong những câu chữ những tình cảm của mình dành cho mẹ cũng ca ngợi công lao to lớn, sự hi sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình.

Những ngày thơ ấu là tập hồi kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương , đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm. Đọc đoạn trích, ta cảm nhận được những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, biểu lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng là cậu bé được lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi. Thế nhưng trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 1

Đề bài: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân...

Bài làm

Khác với nhiều nhà thơ nhà văn khác, Kim Lân là nhà văn được mọi người biết đến cây bút viết cho những người nông dân những năm kháng chiến chống Pháp cứu nước. Hình ảnh ông Hai được tác giả xây dựng trong bài là tượng trưng cho hình ảnh những người nông dân chân chất thật thà có tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. Sự thành công trong việc miêu tả sự thay đổi tâm lí nội tâm nhân vật ông Hai qua đó thể hiện những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp

 Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và đã có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông sống gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. Trong kháng chiến, ông tiếp tục viết về tinh thần kháng chiến của người nông dân. Truyện ngắn "Làng" được viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Truyện thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, đó là tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh ông Hai trong tác phẩm tượng trưng cho hình ảnh những người nông dân lúc bấy giờ. Những chuyển biến tâm trang của ông bộc lộ rõ nét thông qua chi tiết ông khoe làng, khi nghe tin làng theo giặc và đến khi nghe ti được cải chính. Thông qua cách miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật, Kim Lân đã làm nên những giá trị nội dung, ý nghĩa cho tác phẩm.

Những dòng văn tiếp theo là những chuyển biến mới của tâm trạng khi nghe ông ở nơi tản cư, xa quê hương. Được giác ngộ lí tưởng cách mạng, trung thành với cách mạng, với tổ quốc thân yêu. ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Xa làng, ông nhớ quá cái không khí "đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 2

Đề bài: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Bài làm

Trong kho tàng văn học trung đại có rất nhiều những tác giả đã dùng ngòi bút của mình để viết về những mảnh đời bất hạnh. Mà tiêu biểu nhất đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Được sinh ra làm người nhưng không sống đúng giá trị của một con người. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Nàng chính là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nói riêng và phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

Vũ Nương là một người con gái với xuất thân bình dân và vẻ đẹp dung dị mặn mà. Chính vì thế nàng đã được con trai hào phú trong làng để ý tới. Trương Sinh không tiếc trăm ngàn lạng vàng đến hỏi cưới nàng về làm vợ. Thế nhưng Trương Sinh là công tử ít học, từ bé sống trong nhung lụa nên có tính đa nghi, gia trưởng. Từ sau khi làm dâu ý thức được thân phận nhỏ bé, gia cảnh bần hàn của mình Vũ Nương chưa một lần dám phản kháng hay làm trái ý chồng. Cuộc sống những tưởng êm ả thế nhưng binh biến loạn lạc, Trương Sinh phải lên đường ra chiến trận. Ngày chia tay nàng rót chén rượu đầy cho chồng mà thưa rằng: “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Mong muốn của nàng chẳng phải chức tước công lao chỉ đơn giản là hai tiếng hạnh phúc bình dị. Đó chính là niềm khát khao cháy bỏng của người vợ trong những ngày binh biên loạn lạc.

Vũ Nương ở lại một tay tần tảo lo lắng việc nhà, chăm sóc mẹ già lại phải cáng đáng thêm đứa con mới lọt lòng. Thế nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ người phụ nữ ấy oán trách nửa lời. Sau khi tiễn con trai lên đường mẹ già vì quá đau buồn mà sinh bệnh nặng...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 3

Đề bài: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Bài làm

Tình yêu đất nước quê hương luôn là một trong những nguồn cảm hứng bất tận dành cho các nhà văn nhà thơ. Nó đã trở thành một kim chỉ nam xuyên suốt các tác phẩm thời bấy giờ. Và thật là thiếu xót nếu như lướt qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “làng” của nhà văn Kim Lân. Đây chính là một điển hình tiêu biểu cho tình yêu đất nước quê hương, thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất trên đời.

Cốt truyện được coi như xương sống của một con người nó chi phối mạch nguồn cảm xúc của toàn bộ tác phẩm. Ở đó nhân vật thể hiện những suy nghĩ, hành động của mình từ đó thể hiện toàn bộ tư tưởng chủ đề mà người viết muốn gửi gắm. Ở trong truyện ngắn Làng nhà văn Kim Lân đã xây dựng một cốt truyện vô cùng đặc sắc nó gắn liền với diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai. Trước khi nghe tin dữ làng chợ Dầu theo giặc ông là một người lạc quan yêu đời, luôn một lòng tự hào về quê hương bản xứ của mình. Thế nhưng khi nghe tin làng mình theo Tây tâm trạng ông bỗng chốc thay đổi từ chỗ tự hào dần chuyển sang mặc cảm và phẫn uất, thậm chí tủi nhục cay đắng. Để rồi cuối cùng khi có tin cải chính ông quay lại trở về là một người vui mừng khôn xiết. Diễn biến này vô cùng hợp lí và logic lại phù hợp với mạch truyện và tâm lí nhân vật.

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện hợp lí và đặc sắc nó khắc họa hết tâm lí người nông dân trong xã hội cũ mà cụ thể là ông Hai. Sự phát triển của tâm lí nhân vật trùng khớp với sự phát triển của cốt truyện. Đặc biệt nghệ thuật xây dựng tình huống độc thoại nội tâm và đối thoại nội tâm bằng những ngôn ngữ vô cùng đặc sắc đã phần nào để độc giả hình dung được một bức tranh người nông dân trong những ngày đầu chống thực dân Pháp....

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 4

Đề bài: Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Bài làm

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du, đồng thời nó cũng là tiếng lòng thổn thức, xót thương cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đó không chỉ là số phận nàng Kiều mà còn là hình ảnh người phụ nữ bị vùi dập trong xã hội đương thời rối ren. Trong đó đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều chính là một bức tranh lột tả trần trụi về sự bất công trong chế độ bấy giờ.

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần thứ hai thuộc “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi gia đình họ Vương bị thằng bán tơ vu oán, gia đình rơi vào cảnh rối ren đau thương. Của cải bị cướp đoạt cha và em trai đều bị bắt bớ tra khảo dã man. Cái giá mà chúng đưa ra để kết thúc việc này là “Có ba trăm lạng việc này mới xong”. Trong phút bĩ cực chẳng còn cách nào Kiều đành phải nhắm mắt xuôi tay, gạt đi mối tình đẹp đẽ với Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em.

Đoạn trích này chính là một nốt trầm buồn khởi đầu cho cuộc đời đầy bất hạnh truân chuyên của Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc.

Sau khi nghe tin Thúy Kiều bán mình chuộc cha đã gây xôn xao một vùng rộng lớn. Vì không ai là không nghe đến Thúy Kiều một người con gái tài sắc vẹn toàn. Chính vì thế Mã Giám Sinh đã nhờ người mai mối đến hỏi cưới nàng về làm lẽ...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 5

Đề bài: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Bài làm

Viết về đề tài kháng chiến không thể không kể đến thành công rất vang dội của rất nhiều nhà văn. Nó thậm chí còn trở thành những bằng chứng thép về những tháng ngày đau thương mà hào hùng của cả dân tộc. Những tác phẩm đi sâu bám sát từng diễn biến của cuộc kháng chiến lịch sử gợi cho người đọc biết bao nhiêu liên tưởng.

Thế nhưng có lẽ trong hướng đi chung đó, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên cái riêng đầy khác biệt. Không đi sâu vào cuộc kháng chiến, không miêu tả cặn kẽ nỗi đau thương mà ông đi vào thứ tình cảm gia đình trong kháng chiến. Một cái riêng trong cái chung đầy vĩ đại ấy đó chính là đứa con tinh thần “chiếc lược ngà”. Câu chuyện tình cha con cảm động trong kháng chiến ấy đã lấy đi nước mắt của không biết bao nhiêu người.

Tình cảm gia đình trong thời chiến có lẽ không được nhiều nhà văn chú trọng bởi lẽ trong những thời khắc cam go đó đi sâu sát vào diễn biến cuộc kháng chiến mới là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng “Chiếc lược ngà” chính là một nốt ngân vang trong bản nhạc hào hùng đó. Nó như xoáy sâu vào nỗi đau chiến tranh đồng thời đó là tiếng lòng của những con người, những số phận về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà giặc đã gieo nên trên mảnh đất Việt Nam.

Tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu chính là thứ tình cảm đại diện trong thời buổi loạn lạc đó. Thứ tình cảm dung dị đặc biệt mà bom đạn không thể vùi lấp được. Ông Sáu xa nhà khi con còn nằm trong bụng mẹ mãi đến năm con gái tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà. Thế nhưng vì vết sẹo trên mặt mà đứa con gái tên Thu không nhận ra cha vì quá khác so với hình. Nó nhất quyết không nhận ông là cha...

=> Những bài văn mẫu hay nhất bài viết số 6 đề 6

Xem thêm các bài Văn mẫu lớp 9, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu lớp 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.

Bài viết số 1

Bài viết số 2

Bài viết số 3

Bài viết số 5

Bài viết số 6

Bài viết số 7

Dạng bài nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

Dạng bài thuyết minh

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.