Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Dòng nào sau đây xác định không đúng vị trí của việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân ?

  • A. Trước đêm Kim Trọng và Thúy Kiều thề nguyện
  • B. Sau khi Kim Trọng phải đi hộ tang chú ở Liêu Dương
  • C. Sau việc bọn sai nha ập tới bắt cha và em trai Kiều
  • D. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha

Câu 2: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?

  • A. Nghệ thuật
  • B. Chính luận
  • C. Hành chính
  • D. Báo chí

Câu 3: Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào?

  • A. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
  • B. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  • C. Văn chương vô mệnh lụy phần dư
  • D. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Câu 4: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”

  • A. Phép lặp, liệt kê
  • B. Liệt kê, nhân hóa 
  • C. Chêm xen, ẩn dụ, so sánh 
  • D. Phép lặp, liệt kê, chêm xen 

Câu 5: Trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, tâm sự bi thương của tác giả được diễn đạt qua:

  • A. Hai câu đề   
  • B. Hai câu thực   
  • C. Hai câu luận    
  • D. Hai câu kết.

Câu 6: Khái niệm phép chêm xen?

  • A. Là chêm vào câu một câu khác có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
  • B. Là chêm vào câu một cụm danh từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
  • C. Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
  • D. Là chêm vào câu một cụm từ láy không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.

Câu 7: Vấn đề chủ yếu trong đoạn trích Trao duyên của sách giáo khoa là gì ?

  • A. Thân phận người phụ nữ
  • B. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều
  • C. Phẩm cách cao đẹp của Kiều
  • B. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều
  • D. Mối tình bất đắc dĩ của Vân – Trọng

Câu 8: Trích đoạn trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu:

Tôi muốn tắt nắng đi,

Cho màu đừng nhạt mất.

Tôi muốn buộc gió lại,

Cho hương đừng bay đi.

Có những loại phép điệp nào?

  • A. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp câu.
  • B. Điệp câu, điệp ngắt quãng, điệp đầu câu.
  • C. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngắt quãng.
  • D. Điệp nối tiếp, điệp câu, điệp ngắt quãng.

Câu 9: Xác định cấu trúc của cặp câu:

"Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập

Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

  • A. P (thành phần phụ tình thái) + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
  • B. Danh từ + định tố
  • C. Trạng ngữ chỉ thời gian + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
  • D. C + V + Phụ ngữ chỉ đối tượng + Trạng ngữ

Câu 10: Đoạn trích Trao duyên thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Du trong:

  • A. Việc tạo tình huống.
  • B. Việc vận dụng các thành ngữ.
  • C. Việc miêu tả nội tâm nhân vật.
  • D. Việc xây dựng đối thoại.

Câu 11: Trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, tâm sự bi thương của tác giả được diễn đạt qua:

  • A. Hai câu đề
  • B. Hai câu thực
  • C. Hai câu luận
  • D. Hai câu kết

Câu 12: Phép điệp từ là gì?

  • A. Là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
  • B. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
  • C. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
  • D. Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 13: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?

  • A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.
  • B. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.
  • C. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.
  • D. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.

Câu 14: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?

  • A. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.
  • B. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình.
  • C. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.
  • D. Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố

Câu 15: Dấu hiệu nhận biết của bộ phận chêm xen trong câu thường gặp là gì?

  • A. Thường được tách ra bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm.
  • B. Thường được tách ra bằng dấu ngoặc kép.
  • C. Thường được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu chấm câu.
  • D. Thường được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.

Câu 16: Phép lặp cú pháp thường kèm theo:

  • A. Lặp từ ngữ
  • B. Lặp phụ âm đầu
  • C. Lặp vần
  • D.Lặp thanh điệu

Câu 17: Câu thơ "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" (trích Trao duyên của Nguyễn Du) diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?

  • A. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.
  • B. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.
  • C. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.
  • D. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này.

Câu 18: Hành động "trao duyên" trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?

  • A. Tấm lòng hiếu thảo.
  • B. Sự sâu sắc.
  • C. Lòng vị tha.
  • D. Sự bao dung.

Câu 19: Hai dòng thơ dưới có sử dụng phép đối không?

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Bài 77: Thế gian biến đổi - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

  • A. Có
  • B. Không

Câu 20: Phép lặp cú pháp là:

  • A. Lặp lại từ ngữ trong câu
  • B. Lặp lại hình thức ngữ âm
  • C. Lặp lại cấu trúc ngữ pháp của câu
  • D. Lặp lại chủ ngữ trong câu

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.