TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:
Phép đối là cách _____ từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí ____ nhau, để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.
- A. sắp đặt – đối xứng
- B. lựa chọn – cân xứng
-
C. sắp đặt – cân xứng
- D. lựa chọn – đối xứng
Câu 2: Đặc điểm nào không cần thiết phải có trong phép đối?
- A. Số tiếng: giống nhau
-
B. Thanh điệu: đối B – T
- C. Từ loại: cùng từ loại (DT, ĐT, TT, ...)
- D. Nghĩa: trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa.
Câu 3: Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
-
A. Điệp ngữ cách quãng
- B. Điệp ngữ nối tiếp
- C. Điệp ngữ chuyển tiếp
- D. Điệp ngữ vòng
Câu 4: Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?
-
A. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ
- B. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ
- C. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ
- D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ
Câu 5: Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?
Có ri ri tiếng dế mèn
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
Có con cuốc ở bờ lau
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa
-
A. Có và ngày
- B. Đom đóm và dế mèn
- C. Cuốc và kêu
- D. Nắng và mưa
Câu 6: Xác định phép điệp trong đoạn trích dưới đây:
“Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động!Tre, anh hùng chiến đấu!”
-
A. Điệp cấu trúc
- B. Điệp ngữ nối tiếp
- C. Điệp ngữ chuyển tiếp
- D. Điệp ngắt quãng
Câu 7: Câu nào sau đây là câu đối thanh ?
-
A. Chim có tổ / người có tông
- B. Đói cho sạch /rách cho thơm
- C. Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng
- D. Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Câu 8: Bài thơ dưới đây có mấy hình ảnh điệp ngữ ?
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay
– Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?”
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 9: Xác định phép điệp trong đoạn trích dưới đây:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
- A. Điệp cấu trúc
- B. Điệp ngữ nối tiếp
-
C. Điệp ngữ bắt cầu vắt dòng
- D. Điệp ngắt quãng.
Câu 10: Trong đoạn thơ sau, có bao nhiêu phép điệp?
Chiều chiều ra đứng ngóng trông,
Có thấy đàng xa mấy chuyến đò?
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa,
Làng xóm bên sông rộn ràng tiếng chày.
- A. 2 phép điệp
-
B. 3 phép điệp
- C. 4 phép điệp
- D. 5 phép điệp
Câu 11: Trong đoạn thơ sau, có bao nhiêu phép đối?
Trời xanh ngắt một màu xanh ngắt,
Nước trong veo một màu trong veo.
Thuyền chài lưới sớm khuya bên bờ,
Khách vãng lai dập dờn trên sông.
-
A. 2 phép đối
- B. 3 phép đối
- C. 4 phép đối
- D. 5 phép đối
Câu 12: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không sử dụng phép điệp?
- A. “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,/Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.”
- B. “Trên con đường làng, những chú gà con tung tăng chạy nhảy, chú mèo con đang lười biếng nằm sưởi nắng.”
- C. “Trời xanh ngắt một màu xanh ngắt.”
-
D. “Cô ấy là cô gái xinh đẹp, dịu dàng.”
Câu 13: Câu nào là vế đối của câu: "Tết đến, cả nhà vui như Tết"?
-
A. Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân
- B. Xuân đến, khắp nước vui như Tết
- C. Xuân sang, khắp nước vui cùng Tết
- D. Xuân qua, khắp nước trẻ hơn xuân
Câu 14: Phép điệp từ là gì?
-
A. Là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
- B. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- C. Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- D. Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 15: Câu nào không sử dụng phép đối trong các câu sau:
- A. Gươm mài đá, đá núi phải mòn / Voi uống nước, nước sông phải cạn
- B. Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc / Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
-
C. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ / Trăng nhòm khe cửa, ngắm nhà thơ
- D. Ví đây đổi phận làm trai được / Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Câu 16: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp:
1. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.
2. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu
3. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
4. Tiếng suối trong như tiếng hát xa / Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
(Nhị Hồ - Xuân Diệu)
- A. 1, 2, 3 đều đúng
-
B. 1, 3, 4 đều đúng
- C. 2, 3, 4 đều đúng
- D 1, 2, 4 đều đúng
Câu 17: Có những loại phép điệp nào trong đoạn trích ở dưới?
Trong đầm đẹp gì bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)
- A. Điệp ngữ, điệp câu
- B. Điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngữ
- C. Điệp đầu câu, điệp nối tiếp
-
D. Điệp ngữ, điệp vòng tròn
Câu 18: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
- A. Điệp cách quãng
- B. Điệp vòng
- C. Điệp nối tiếp
-
D. Điệp đầu
Câu 19: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
-
A. Điệp cách quãng
- B. Điệp vòng
- C. Điệp nối tiếp
- D. Điệp đầu
Câu 20: Nhận xét nào dưới đây không đúng về phép đối ?
-
A. Số lượng âm tiết của hai vế đối không nhất thiết phải bằng nhau.
- B. Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T
- C. Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ)
- D. Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.