Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều bài 2: Trao duyên (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 2: Trao duyên (P2) - sách Ngữ văn 11 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Vị trí đoạn trích "Trao duyên" là?

  • A. Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Vân nói với Thúy Kiều
  • B. Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân
  • C. Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Kim Trọng
  • D. Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Vân nói với Kim Trọng

Câu 2: Đoạn trích thuộc phần nào của "Truyện Kiều"?

  • A. Đoàn tụ
  • B. Gặp gỡ và đính ước
  • C. Gia biến và lưu lạc
  • D.Thề nguyền và đính ước

Câu 3: Khi nhắc về mối tình với chàng Kim, Thúy Kiều đã nhắc về điển tích, điển cố, thành ngữ nào?

  • A. Đứt gánh tương tư, chắp nối, quạt ước chén thề
  • B. Mối tơ thừa, chắp mối, quạt ước chén thề
  • C. Đứt gánh tương tư, mối tơ thừa, chắp mối, quạt ước chén thề
  • D. Đứt gánh tương tư, quạt ước chén thề

Câu 4: Tình cảnh hiện tại của Thúy Kiều được diễn tả qua hình ảnh nào?

  • A. Trâm gãy gương tan
  • B. Tơ duyên ngắn ngủi
  • C. Phận bạc như vôi
  • D. Muôn vàn ái ân

Câu 5: Giá trị của đoạn trích "Trao duyên" là gì?

  • A. Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong sáng, khóc cho nhân phẩm bị chà đạp...
  • B. Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép: Tố cáo thế lực đen tối của xã hội phong kiến, kẻ chà đạp lên quyền sống của con người.
  • C. Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lý.
  • D. Tất cả các ý kiến trên

Câu 6: Dòng nào sau đây xác định không đúng vị trí của việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân ?

  • A. Sau việc bọn sai nha ập tới bắt cha và em trai Kiều
  • B. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha
  • C. Trước đêm Kim Trọng và Thúy Kiều thề nguyện
  • D. Sau khi Kim Trọng phải đi hộ tang chú ở Liêu Dương

Câu 7: Câu Chiếc vành với bức tờ mây – Duyên này thì giữ vật này của chung có thể giải nghĩa như thế nào?

  • A. Thực ra Kiều không trao duyên mà chỉ trao kỉ vật cho Thúy Vân giữ hộ.
  • B. Kiểu không đành lòng lìa bỏ những kỷ vật tình yêu giữa nàng và Kim Trọng.
  • C. Từ sâu thẳm trong lòng, Kiều chưa nỡ trao hẳn cả tình yêu và kỉ vật cho Thúy Vân, hình như chỉ muốn nhờ Vân giữ hộ.
  • D. Kiều chỉ trao duyên cho Vân, nhờ Vân định liệu, còn các kỷ vật thì nàng xin giữ lại.

Câu 8: Hình ảnh ẩn dụ "trâm gãy gương tan" có ngụ ý gì?

  • A. Gợi nhắc cảnh tượng đổ vỡ kinh hoàng khi bọn sai nha ập vào nhà Kiều để bắt người, cướp của.
  • B. Tiếc nuối những kỷ vật tình yêu Kim – Kiều giờ không còn nguyên vẹn nữa.
  • C. Tiếc nuối, cảm thương cho tình duyên không nguyên vẹn của Thúy Vân khi thay Kiều lấy Kim Trọng.
  • D. Diễn tả tình trạng tình yêu tan vỡ không còn gì cứu vãn được của Thúy Kiều và Kim Trọng.

Câu 9: Vấn đề chủ yếu trong đoạn trích "Trao duyên" của SGK là gì ?

  • A. Thân phận người phụ nữ.
  • B. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều.
  • C. Phẩm cách cao đẹp của Kiều.
  • D. Mối tình bất đắc dĩ của Vân – Trọng.

Câu 10: Khi trao duyên, việc Kiều dùng nhiều từ ngữ nhắc đến cái chết có ý nghĩa gì?

  • A. Kiều dự cảm nàng về cuộc đời phía trước, sự tuyệt vọng đau khổ đến cùng cực.
  • B. Kiều nói thế để ép Vân phải nhận lời.
  • C. Kiều muốn làm cho sự việc thêm nghiêm trọng.
  • D. Kiều đang trong tâm trạng rối bời.

Câu 11: Chọn từ cậy (không dùng từ nhờ) trong câu: "Cậy em em có chịu lời", Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?

  • A. Cậy có hàm ý nhờ vả với tất cả sự tin tưởng, tôn trọng, biết ơn.
  • B. Cậy đồng nghĩa với nhờ nhưng có sắc thái nài ép.
  • C. Cậy có nghĩa là “tin cậy”, thể hiện một lòng tin tuyệt đối.
  • D. Cậy có tác dụng nhấn mạnh hơn nhờ.

Câu 12: "Dạ đài" là từ gì?

  • A. Chỉ nơi mà Kiều sẽ đến chung sống với Mã Giám Sinh.
  • B. Chỉ một địa danh mang tính ước lệ.
  • C. Chỉ cõi chết lạnh lẽo.
  • D. Chỉ nơi thờ phụng của một dòng tộc

Câu 13: Từ “mệnh bạc” trong câu thơ “Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên” có nghĩa là gì?

  • A. Không may mắn
  • B. Số mệnh bất hạnh
  • C. Người đã chết
  • D. Cả B, C đều đúng

Câu 14: Dòng nào dưới đây không phải là lí do Thúy Kiều đưa ra để nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng trong đoạn trích "Trao duyên" của Nguyễn Du?

  • A. Tuổi xuân của Vân.
  • B. Tình máu mủ.
  • C. Coi như mình đã chết để được thương cảm.
  • D. Tương lai của Kim Trọng

Câu 15: Chữ "bạc" trong câu thơ "Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên" không đồng nghĩa với chữ "bạc" trong câu nào dưới đây?

  • A. "Tóc bạc da mồi".
  • B. "Bội tình bạc nghĩa".
  • C. "Hồng nhan bạc mệnh".
  • D. "Lễ bạc tâm thành".

Câu 16: Đâu không phải là yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng để diễn tả tâm trạng của Kiều trong bốn cặp câu lục bát ở cuối đoạn trích "Trao duyên" của Nguyễn Du?

  • A. Sử dụng nhiều thành ngữ.
  • B. Sử dụng thủ pháp tả cảnh ngụ tình
  • C. Sử dụng nhiều câu cảm thán.
  • D. Sử dụng các thán từ.

Câu 17: Dòng nào không nêu đúng tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên trong đoạn trích"Trao duyên" của Nguyễn Du?

  • A. Đau đớn, tiếc nuối cho tình đầu tan vỡ.
  • B. Lo lắng cho tương lai vô định, mịt mờ phía trước.
  • C. Mặc cảm mình là kẻ phụ bạc, suốt đời không bao giờ trả hết được ân tình của Kim Trọng.
  • D. Tuyệt vọng, coi mình như đã chết.

Câu 18: Trong đoạn trích "Trao duyên" của Nguyễn Du, việc Kiều nhắc đến kỷ niệm tình yêu của mình với Kim Trọng có ý nghĩa gì?

  • A. Chứng tỏ những kỷ niệm ấy có sức sống mãnh liệt trong tâm hồn Kiều, chứng tỏ nàng yêu chân thành sâu sắc.
  • B. Nàng muốn nhắc đến lần cuối cùng rồi không bao giờ phải nhắc lại nữa.
  • C. Nàng muốn Thúy Vân hiểu tình yêu chân thành, sâu sắc của nàng dành cho Kim Trọng.
  • D. Nàng muốn truyền cho Thúy Vân một phần tình yêu nồng nàn mãnh liệt của mình.

Câu 19: “Sự đâu sóng gió bất kì" (trong câu thơ "Sự đâu sóng gió bất kì - Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai") mà Kiều nói đến là nhằm nhắc đến sự việc gì trước đêm "trao duyên"?

  • A. Việc Kiều được Đạm Tiên báo mộng với những điềm chẳng lành.
  • B. Việc gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, cha và em Kiều bị bắt.
  • C. Việc Mã Giám sinh mua Kiều và gia đình họ Vương đồng ý bán.
  • D. Việc chú Kim Trọng mất, chàng phải về hộ tang ở Liêu Dương.

Câu 20: Qua đoạn trích tác giả muốn thể hiện điều gì?

  • A. Nguyễn Du muốn lên án, tố cáo xã hội phong kiến bị tha hóa bởi đồng tiền đã chà đạp lên những con người có số phận bất hạnh
  • B. Nguyễn Du lên án những ai phản bội lời thề hẹn
  • C. Nguyễn Du tố cáo bọn sai nha tham quyền, tham tiền
  • D. Nguyễn Du tố cáo xã hội phong kiến

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.