Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều bài 2: Đọc tiểu thanh ký (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 2: Đọc tiểu thanh ký (P2) - sách Ngữ văn 11 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Tác phẩm được rút ra từ tập?

  • A. Đọc Tiểu Thanh kí
  • B. Thanh Hiên thi tập
  • C. Đoạn trường tân thanh
  • D. Nam trung tạp ngâm

Câu 2: “Son phấn”, “văn chương” là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh? 

  • A. Là cô gái xinh đẹp, tài hoa
  • B. Là cô gái điệu đà
  • C. Là cô gái tài năng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Thể thơ của bài thơ là

  • A. Thể thơ thất ngôn bát cú biến thể
  • B. Thất ngôn tứ tuyệt   
  • C. Thất ngôn bát cú
  • D. Ngũ ngôn

Câu 4: Trong hai thực và hai câu luận, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A. Tả cảnh ngụ tình
  • B. Đối
  • C. Nhân hóa
  • D. Ẩn dụ

Câu 5: Trong hai câu đề có sự đối lập giữa ?

  • A. Cuộc đời người con gái với cuộc đời người con trai
  • B. Quá khứ và hiện tại
  • C. Hiện tại và tương lai
  • D. Số phận nàng Tiểu Thanh và thời đại

Câu 6: “ Cổ kim hận sự” có nghĩa là gì?

  • A. Sự tình chưa được giải quyết từ xưa đến nay
  • B. Mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời
  • C. Mối duyên xưa và nay
  • D. Triết lý về số phận con người xưa và nay

Câu 7: Trong hai câu cuối tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A. Nhân hóa
  • B. Tả cảnh ngụ tình
  • C. Câu hỏi tu từ
  • D. So sánh

Câu 8: Câu thơ “Cái án phong lưu khách tự mang” không thể hiện điều gì?

  • A. Sự gắn bó của những con người cùng cảnh ngộ cơ hàn.
  • B. Niềm đồng cảm của những người cùng hội cùng thuyền.
  • C. Đề cao phẩm chất của những con người tài hoa.
  • D. Bày tỏ kín đáo nỗi tâm sự của chính tác giả.

Câu 9: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là gì?

  • A. Âm điệu ai oán, từ ngữ cô đọng, giàu sức gợi tả.
  • B. Ngôn ngữ trang trọng, trau chuốt, nhiều câu cảm thán.
  • C. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố có giá trị gợi tả.
  • D. Sử dụng các biện pháp so sánh và đảo ngữ.

Câu 10: Trong bài thơ, hai câu cuối có hiện tượng gì?

  • A. Thất vận
  • B. Thất niêm
  • C. Đối không chỉnh
  • D. Không đối

Câu 11: Nội dung của câu thơ " Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư" là?

  • A. Tây Hồ trong quá khứ tươi đẹp, giờ đây trở thành bãi hoang phế
  • B. Tây Hồ xưa đẹp với vườn hoa uyển, nay đã biến thành bãi hoang phế đến tận cùng
  • C. Tây Hồ xưa là gò hoang, nay là vườn hoa đẹp
  • D. Tây Hồ xưa và nay đều đẹp

Câu 12: Trong hai câu thơ "Cổ kim hận sự thiên nan vấn/ Phong vận kỳ oan ngã tự cư" tác giả muốn nói tới điều gì

  • A. Những người tài hoa xưa nay đều hạnh phúc
  • B. Những người tài hoa xưa nay đều thông minh
  • C. Những người tài hoa xưa nay đều nổi tiếng, được yêu quý
  • D. Những người tài hoa xưa nay đều tự mình mang nỗi hận

Câu 13: [.....] là một cô gái Trung Quốc có tài có sắc, sống khoảng đầu thời Minh. Cô rất giỏi thơ ca, âm nhạc. Năm 16 tuổi làm vợ lẽ 1 nhà quyền quý, bị vợ cả ghen tuông bắt cô sống cô độc, vì quá đau buồn cô sinh bệnh rồi chết ở tuổi 18.

[...] là ai?

  • A. Nàng Đạm Tiên
  • B. Nàng Thúy Kiều
  • C. Nàng Tiểu Thanh
  • D. Nàng Thúy Vân

Câu 14: Ý nào sau đây chưa chính xác?

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là tiếng khóc...

  • A. Cho những mảnh đời bất hạnh.
  • B. Cho chính mình.
  • C. Cho tất cả mọi người.
  • D. Cho những kiếp tài hoa.

Câu 15: Vai trò của hai câu thơ trên đối với chủ đề toàn bài thơ là gì?

"Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa 

Người đời ai khóc Tố Như chăng?"

  • A. Là hai câu kết tổng kết lại toàn bộ bài thơ.
  • B. Là hai câu kết có ý nghĩa khái quát về thân phận của tác giả cũng như của nghệ sĩ nói chung.
  • C. Là hai câu kết, Nguyễn Du khóc than cho số phận của mình.
  • D. Là hai câu kết bày tỏ niềm khắc khoải, day dứt của Nguyễn Du không biết hậu thế có ai tiếc thương cho ông, như ông tiếc thương cho Tiểu Thanh.

Câu 16: Câu thơ nào không nói về thân phận gian truân, vất vả người phụ nữ xưa?

  • A. "Thuở trời đất nổi cơn gió bụi - Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên".
  • B. "Hồng quân với khách hồng quần - Đã xoay đến thế còn vần chưa tha".
  • C. "Bấy lâu nghe tiếng má đào - Mắt xanh chẳng để ai vào có không?"
  • D. "Đau đớn thay phận đàn bà - Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?".

Câu 17: Tiểu Thanh là nhân vật

  • A. Có trong giai thoại của người dân Việt Nam.
  • B. Có thực, sống vào đầu đời Minh ở Trung Quốc.
  • C. Được Nguyễn Du hư cấu.
  • D. Có thực trong lịch sử văn học Việt Nam.

Câu 18: Câu thơ nào thể hiện sâu sắc nhất đồng cảm của tác giả với nàng Tiểu Thanh?

  • A. Hai câu đề
  • B. Hai câu luận
  • C. Hai câu thực
  • D. Hai câu kết

Câu 19: Câu thơ nào thể hiện số phận đau xót của nàng Tiểu Thanh?

  • A. Hai câu đề   
  • B. Hai câu thực   
  • C. Hai câu luận   
  • D. Hai câu kết.

Câu 20: Trong bài “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, tâm sự bi thương của tác giả được diễn đạt qua:

  • A. Hai câu đề   
  • B. Hai câu thực   
  • C. Hai câu luận    
  • D. Hai câu kết.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.