Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều bài: Ôn tập cuối học kì I (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài Ôn tập cuối học kì I (P2) - sách Ngữ văn 11 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở thuộc thể loại?

  • A. Văn bản nghị luận
  • B. Văn bản thông tin
  • C. Văn bản truyện
  • D. Văn bản thuyết minh

Câu 2: Kĩ sư người Nga trong văn bản "Phải coi luật pháp như khí trời để thở" đã nhận xét về công nhân Việt Nam thế nào?

  • A. Làm được việc nhưng ý thức kỉ luật chưa cao đặc biệt an toàn lao động kém
  • B. Ý thức tốt chấp hành kỉ luật tốt, làm việc hiệu quả
  • C. Ý thức kỉ luật kém nhưng làm việc hiệu quả
  • D. Ý thức kỉ luật kém, làm việc không hiệu quả

Câu 3: Đặc điểm nào không phải phong cách nghệ thuật của Nam Cao?

  • A. Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
  • B. Là nhà văn có giọng điệu buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,..
  • C. Kết cấu truyện phóng túng, mang màu sắc chủ quan
  • D. Nam Cao luôn quan tâm đến thế giới tinh thần của con người, trong đó có vấn đề nhân phẩm.

Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất về nghĩa của từ “đẫy đà”:

  • A. To béo mập mạp
  • B. Gầy ốm
  • C. Phúc hậu
  • D. Sắc sảo

Câu 5: Nhan đề được nhà xuất bản đổi cho tác phẩm "Chí Phèo" khi in sách lần đầu là

  • A. Đôi lứa xứng đôi
  • B. Cái lò gạch cũ
  • C. Làm Vũ Đại ngày ấy
  • D. Chí Phèo - Thị Nở

Câu 6: Cách giải thích nào chỉ ra được nguyên nhân sâu xa cái chết bi thảm của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?

  • A. Vì hiểu rõ tình trạng, bế tắc, tuyệt vọng của mình.
  • B. Vì hận đời, hận mình.
  • C. Vì hận cô cháu thị Nở từ chối mình.
  • D. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù.

Câu 7: Bá Kiến không dùng cách nào để biến Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) thành "chỗ đầy tớ tay chân" trung thành của hắn?

  • A. Xử nhũn với Chí Phèo.
  • B. Biến Chí Phèo thành con nghiện.
  • C. Khiêu khích và vuốt ve lòng tự ái của Chí Phèo.
  • D. Cho Chí Phèo nhà ở và tiền để sinh sống.

Câu 8: Theo nhận định của tác giả văn bản "Phải coi luật pháp như khí trời để thở", tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam so với thế giới thế nào?

  • A. Cao nhất thế giới
  • B. Cao nhất khu vực
  • C. Ở mức trung bình so với thế giới
  • D. Thấp nhất thế giới

Câu 9: Nguyên nhân nào đã đẩy Chí Phèo từ một thanh niên hiền lành, lương thiện phải vào tù?

  • A. Vì đánh bạc.
  • B. Vì ăn trộm đồ nhà Bá Kiến.
  • C. Vì giết người trong làng.
  • D. Vì bị Lí Kiến ghen tuông.

Câu 10: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” cỏ đoạn: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa...” nhưng có “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ”. Âm thanh đó là gì?

  • A. Tiếng côn trùng giữa đêm khuya tê tái, thê lương.
  • B. Tiếng chửi mắng của viên quản ngục đối với tù nhân.
  • C. Tiếng khóc sợ hãi của những tử tù sắp ra pháp trường.
  • D. Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục.

Câu 11: Sau khi đi ở tù về, Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao trở thành con người như thế nào?

  • A. Chán đời, không muốn sống.
  • B. Làm ăn lương thiện để kiếm sống.
  • C. Trở thành kẻ lưu manh, côn đồ.
  • D. Hiền lành, nhẫn nhục và nhút nhát.

Câu 12: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  • A. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  • B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  • C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  • D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 13: Từ “thảm” trong câu “Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi này” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

  • A. Nghĩa gốc
  • B. Nghĩa chuyển
  • C. Không có nghĩa
  • D. Bao gồm cả hai nghĩa

Câu 14: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong đề lao ngày đêm cửa tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài”. “Lời thơ xưa” ở đây là câu nào dưới đây?

  • A. Sầu đong càng lắc càng đầy; Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
  • B. Nhất nhật bất kiến như tam thu
  • C. Thân thể tại ngục trung; Tinh thần tại ngục ngoại
  • D. Nhất nhật tại tù; Thiên thu tại ngoại

Câu 15: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê
  • B. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền
  • C. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền
  • D. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Câu 16: Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?

  • A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.
  • B. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu.
  • C. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.
  • D. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo.

Câu 17: Trong văn bản "Phải coi luật pháp như khí trời để thở", vì sao vị giáo sư Pháp lại sửng sốt khi nhìn thấy biển lớn “Sống và làm việc phải theo pháp luật”?

  • A. Vì nó quá lố bịch
  • B. Vì quan niệm của nước ông ấy hoàn toàn khác
  • C. Vì với vị khách sống và làm việc theo pháp luật cũng giống với sống và làm việc thì phải thở
  • D. Vì nó không đúng với suy nghĩ của vị khách

Câu 18: Theo tác giả văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở: “Để tiến đến văn minh thì phải ….?”

  • A. Có kinh tế vững mạnh
  • B. Có văn hóa
  • C. Thượng tôn pháp luật
  • D. Có tri thức

Câu 19: Trong các mối quan hệ sau, đâu là mối quan hệ có tác động gián tiếp nhưng sâu xa đến việc mở ra bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?

  • A. Chí Phèo - Thị Nở.
  • B. Chí Phèo - Tự Lãng.
  • C. Chí Phèo - Bá Kiến.
  • D. Chí Phèo - Năm Thọ, Binh Chức.

Câu 20: Đâu là dòng nói đúng nhất về sự khác biệt của tùy bút và tản văn?

  • A. Tản văn có đề tài nhỏ hẹp hơn so với tùy bút
  • B. Tản văn có đề tài rộng lớn và bao quát hơn so với tùy bút
  • C. Tản văn lấy hiệu quả từ tình tiết, nhân vật để khắc họa sự biết
  • D. Tản văn yêu cầu tình cảm mãnh liệt như thơ, cái nhìn xuất phát từ chính tác giả

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.