Câu 1: Phong trào nông dân Đàng Ngoài có ý nghĩa gì đối với Đại Việt thế kỉ XVIII?
- A. Đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt.
-
B. Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài.
- C. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc, toàn diện của chế độ phong kiến.
- D. Đất nước bước sang một giai đoạn mới phát triển hơn trước.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỷ XVIII?
- A. Bộ máy quan lại tham nhũng.
- B. Ruộng đất bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
- C. Chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề.
-
D. Đời sống nhân dân được cải thiện.
Câu 3: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1771 là do nguyên nhân nào sau đây?
-
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong.
- B. Mâu thuẫn giữa ba anh em Tây Sơn và chúa Nguyễn.
- C. Nguy cơ xâm lược của quân Xiêm.
- D. Yêu cầu khai phá vùng đất phía Nam.
Câu 4: Căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là ở đâu?
-
A. Tây Sơn thượng đạo.
- B. Tây Sơn hạ đạo.
- C. Quảng Nam.
- D. Bình Thuận.
Câu 5: Trong bối cảnh nào Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn?
- A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn.
-
B. Nghĩa quân Tây Sơn đối mặt với tình thế bất lợi.
- C. Chúa Trịnh hoà hoãn với chúa Nguyễn.
- D. Chúa Nguyễn bị bắt, giết.
Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?
- A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn (1774).
- B. Nghĩa quân Tây Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định (1776 – 1783).
-
C. Nghĩa quân Tây Sơn tiến đánh, bắt giết chúa Nguyễn (1777).
- D. Chúa Nguyễn xin hàng, trao quyền cho nghĩa quân Tây Sơn.
Câu 7: Quân Tây Sơn giành được thắng lợi quan trọng nào vào ngày 19 – 1 – 17857?
- A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.
- B. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
-
C. Tiêu diệt quân Xiêm xâm lược.
- D. Tiêu diệt quân Thanh xâm lược.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)?
- A. Trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc.
-
B. Một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử dân tộc.
- C. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn.
- D. Trận thuỷ chiến đầu tiên đánh thắng quân Xiêm.
Câu 9: Đánh thắng quân Xiêm xâm lược có ý nghĩa lịch sử quan trọng thế nào đối với khởi nghĩa Tây Sơn?
- A. Mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc.
- B. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn.
-
C. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong trào dân tộc.
- D. Hoàn thành nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm.
Câu 10: Quân Tây Sơn giành được thắng lợi quan trọng nào vào tháng 7 – 1786?
-
A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
- B. Chiếm được thành Phú Xuân.
- C. Giải phóng toàn bộ Đàng Trong.
- D. Giải phóng toàn bộ Đàng Ngoài
Câu 11: Nhà Thanh viện cớ nào để xâm lược nước ta (cuối năm 1788)?
-
A. Vua Lê Chiêu Thống cầu cứu.
- B. Chính quyền Lê – Trịnh sụp đổ.
- C. Nguyễn Ánh cầu cứu.
- D. Chính quyền chúa Nguyễn sụp đó.
Câu 12: Trước thế mạnh của quân Thanh khi tiến vào Thăng Long, quân Tây Sơn không thực hiện kế sách nào sau đây?
- A. Rút khỏi kinh thành Thăng Long.
- B. Lui về phòng thủ ở phía nam.
- C. Xây dựng phòng tuyến thuỷ – bộ liên hoàn.
-
D. Chặn đánh quân Thanh ngay từ biên giới.
Câu 13: Chỉ trong vòng 5 ngày (từ đêm 30 đến mùng 5 Tết Kỷ Dậu), quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi quan trọng nào?
-
A. Quét sạch quân Thanh xâm lược.
- B. Giải phóng kinh thành Thăng Long.
- C. Hoàn thành thống nhất đất nước.
- D. Lật đổ chính quyền phong kiến.
Câu 14: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược?
- A. Chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.
-
B. Một trong những chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
- C. Quét sạch toàn bộ quân xâm lược.
- D. Hoàn thành thống nhất đất nước.
Câu 15: Ở Đàng Ngoài, trong các thế kỉ XVI – XVIII, nền sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng là do
-
A. những cuộc xung đột kéo dài.
- B. thủ công nghiệp được chú trọng hơn.
- C. diện tích ruộng công tăng lên.
- D. chưa thực hiện chính sách khai hoang.
Câu 16: Tình trạng nào diễn ra ngày càng phổ biến trong nông nghiệp Đàng Ngoài ở các thế kỉ XVI – XVIII?
- A. Ruộng tư bị biến thành ruộng công.
-
B. Ruộng công bị biến thành ruộng tư.
- C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
- D. Nông dân được chia ruộng đất.
Câu 17: Tình hình nông nghiệp Đàng Trong có gì khác với nông nghiệp Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII
-
A. Có bước phát triển rõ rệt.
- B. Sa sút nghiêm trọng.
- C. Nông dân bị bắn cùng hoá.
- D. Địa chủ lớn lấn chiếm đất.
Câu 18: Sự phát triển của nông nghiệp đã có tác động nào đến xã hội Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII?
- A. Hình thành tầng lớp quan lại.
- B. Bắt đầu hình thành tầng lớp địa chủ.
-
C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.
- D. Bắt đầu phân hoá xã hội.
Câu 19: Điểm chung của tình hình thủ công nghiệp nhà nước ở Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì?
- A. Các quan xưởng không còn hoạt động.
- B. Các quan xưởng chỉ sản xuất vũ khí.
-
C. Các quan xưởng vẫn được duy trì.
- D. Các quan xưởng chỉ may trang phục.
Câu 20: Tình hình thủ công nghiệp trong nhân dân ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII
-
A. phát triển mạnh mẽ hơn trước.
- B. kém phát triển hơn trước.
- C. chỉ phát triển nghề gốm.
- D. chỉ phát triển nghề dệt.