CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
Câu 1: Địa điểm nào được Nguyễn Huệ lựa chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm?
- A. Đoạn sông Cầu từ Tam Đảo đến Lục Đầu Giang.
-
B. Đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút.
- C. Vùng cửa sông Bạch Đằng.
- D. Vùng cửa sông Tô Lịch.
Câu 2: Năm 1533, Nguyễn Kim đã làm gì?
- A. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Nam triều.
- B. Đem 50 vạn quân trong tay, dựng lá cờ chính nghĩa, tấn công triều Mạc, thiết lập vương triều mới: Bắc triều.
- C. Phò trợ Mạc Đăng Dung, tiếp quản vùng đàng trong.
-
D. Vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” đưa một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập lại vương triều.
Câu 3: Hai thế lực Trịnh – Nguyễn lấy gì làm ranh giới chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài?
- A. Đèo Hải Vân
- B. Luỹ Thầy
-
C. Sông Gianh
- D. Thành Đông Quan
Câu 4: Xung đột Trịnh – Nguyễn kéo dài trong bao lâu?
- A. Gần 200 năm
-
B. Gần 50 năm
- C. Gần 100 năm
- D. Gần 150 năm
Câu 5: Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã:
- A. Chiếm được Lan Xang
-
B. Làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
- C. Hợp lực với quân phản Thanh phục Minh ở phương Bắc tấn công chính quyền chúa Trịnh.
- D. Lật đổ được chính quyền chúa Nguyễn
Câu 6: Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên cho chiếc chùa Cầu (Hội An) là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa “Cầu đón khách phương xa” để bày tỏ sự hiếu khách và cởi mở trong giao thương với thương nhân nước nào?
-
A. Nhật Bản.
- B. Hà Lan.
- C. Tây Ban Nha.
- D. Trung Quốc.
Câu 7: Tháng 12 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là:
- A. Vinh Quang
- B. Gia Long
-
C. Quang Trung
- D. Minh Mạng
Câu 8: Nhà Mạc đóng đô ở đâu?
- A. Thanh Hóa.
-
B. Thăng Long.
- C. Phú Xuân.
- D. Thuận Hóa.
Câu 9: Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập vào thời gian nào?
- A. 1611.
- B. 1653.
-
C. 1698.
- D. 1757.
Câu 10: Tôn giáo nào được chính quyền phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII để cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại?
- A.Ki-tô giáo
- B.Đạo giáo
- C.Phật giáo
-
D.Nho giáo
Câu 11: Năm 1774, trước tình thế bất lợi: phía bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân (Huế), phía nam là quân chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc đã làm gì?
- A. Dựa vào thế lực của quân đội các nước phương Tây tấn công toàn diện
- B. Tự vẫn để bảo toàn khí tiết
-
C. Buộc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn
- D. Dồn quân ra bắc chặn mọi ngả tấn công của chúa Trịnh
Câu 12: Đâu là một làng gốm nổi tiếng trong các thế kỉ XVI – XVIII?
- A. Hàng Trống
-
B. Thổ Hà
- C. Đông Hồ
- D. Kinh Bắc
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về Trương Phúc Loan?
- A. Ông là người “bán quan, buôn ngục”, rất tham lam và tàn nhẫn, giết hại nhiều người
-
B. Ông là người học rộng, tài cao, mới trẻ tuổi đã được vào trong triều chúa Nguyễn làm quan.
- C. Ruộng vườn, nhà cửa, vàng bạc, châu ngọc, tôi tớ, ngựa trâu,... mà ông có được không biết bao nhiêu mà kể
- D. Ông làm việc ở thời Chúa Nguyễn (Phúc Thuần), tự xưng là Quốc phó, chuyên quyền hơn 30 năm.
Câu 14: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào dưới đây không diễn ra ở Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII?
- A. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất.
-
B. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát.
- C. Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương.
- D. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu.
Câu 15: Khi mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt thì:
- A.Người con trưởng của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã tuyên chiến với thế lực của Trịnh Kiểm.
- B.Người con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
-
C.Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá để tìm cách gây dựng sự nghiệp.
- D.Người cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Cán đã tìm cách tạo phản nhưng không thành.
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII?
- A. Chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
-
B. Bộ máy quan lại các cấp ngày càng tinh giản nhưng tình trạng tham nhũng thì lại gia tăng.
- C. Chế độ tô thuế, lao dịch đè nặng lên đời sống nhân dân.
- D. Ở các thôn, ấp, ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
Câu 17: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?
“Vua nào đại phá quân Thanh,
Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?”
- A. Minh Mệnh.
- B. Duy Tân.
-
C. Quang Trung.
- D. Gia Long.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hệ quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều?
-
A. Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài.
- B. Sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước.
- C. Làng mạc bị tàn phá; kinh tế trì trệ, sa sút.
- D. Đời sống nhân dân khốn cùng.
Câu 19: Chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt có ưu điểm gì?
- A. Có hàng nghìn kí tự, thuận lợi cho việc diễn đạt.
-
B. Tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.
- C. Dễ ghi nhớ vì sử dụng hình vẽ để biểu thị ngôn từ.
- D. Dễ sử dụng vì có nhiều kí tự, hình vẽ để biểu đạt.
Câu 20: Bộ sử Ô Châu cận lục do ai biên soạn?
-
A. Dương Vân An.
- B. Lê Quý Đôn.
- C. Đỗ Bá.
- D. Đào Duy Từ.
Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về Mạc Đăng Dung?
- A. Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai (Kiến Thụy, Hải Phòng), là cháu bảy đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (thời Trần).
- B. Là người có sức khoẻ và giỏi võ, thi đỗ lực sĩ và được sung vào đội Túc vệ.
- C. Khi vào triều, ông dần được thăng các chức quan trong triều Lê và được trọng dụng
-
D. Đến năm 1527, ông được phong là An Dương Vương.
Câu 22: cuộc xung đột giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ năm nào?
- A. 1592
-
B. 1627
- C. 1545
- D. 1672
Câu 23: Quân Tây Sơn đã giải phóng kinh thành Thăng Long, quét sạch quân xâm lược Thanh, bảo vệ được nền độc lập của đất nước chỉ trong vòng mấy ngày?
-
A. 5 ngày
- B. 15 ngày
- C. 50 ngày
- D. 250 ngày
Câu 24: Trong quá trình hoạt động, nghĩa quân do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo đã nêu cao khẩu hiệu nào dưới đây?
- A. “Phù Lê - diệt Trịnh”.
- B. “Phù Trịnh - diệt Nguyễn”.
-
C. “Cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo”.
- D. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.
Câu 25: Nghĩa quân Tây Sơn có khẩu hiệu là gì?
-
A. Lấy của người giàu chia cho người nghèo
- B. Đập phá thành quách, hỗn chiến chư thần
- C. Tự do, dân chủ, bác ái
- D. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh