Trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX(P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX (PHẦN 1)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng khi nói về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A. Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các. Chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
  • B. Thông qua viện trợ kinh tế, đầu tư, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.
  • C. Ngay từ cuối thế kỉ XVIII, Mỹ đã tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Philippines và Cuba).
  • D. Đảng Cộng Hoà diện diện cho những “ông trùm” công nghiệp và tài chính.

Câu 2: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là một văn kiện quan trọng với những luận điểm cơ bản:

  • A. Về sự thành lập nền chuyên chính vô sản.
  • B. Về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân.
  • C. Về sự phát triển của xã hội loài người.
  • D. Về vai trò và sứ mệnh của giai cấp tư sản.

Câu 3: Sự kết hợp giữa tư bản ngân và tư bản công nghiệp đã đưa đến sự hình thành của tầng lớp nào sau đây?

  • A. Tư bản tài chính.
  • B. Tư bản công thương.
  • C. Tư bản nhà nước.
  • D. Tư bản nông nghiệp.

 Câu 4: Karl Marx sinh năm (1)... trong một gia đình (2)... gốc Do Thái ở thành phố Trier, Đức. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng (3)..., năm 23 tuổi đỗ (4)... và sớm có khuynh hướng (5)... nên bị trục xuất khỏi nước Đức. Ông đã sang Paris (Pháp) để tiếp tục nghiên cứu và tham gia (6)....Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

  • A.1818, trí thức, thông minh, Tiến sĩ, cách mạng, phong trào công nhân.
  • B.1850, nghèo khổ, ngu dốt, cấp một, phản động, đánh nhau.
  • C.1800, công nhân, giỏi lí luận, Thạc sĩ, cách mạng, phong trào công nhân.
  • D.1775, quý tộc, về kinh doanh, Cử nhân, nghiên cứu khoa học, Quốc tế vô sản.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Nếu không xảy ra sự kiện Thái tử Áo – Hung bị sát hại tại Serbia thì cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất không thể xảy ra.
  • B. Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.
  • C. Là một thuộc địa của Pháp, nhưng tuy ở xa chiến trường chính châu Âu nhưng Việt Nam vẫn ít nhiều bị tác động bởi chiến tranh.
  • D. Pháp tuy là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề.

Câu 6: Ý nào sau đây thể hiện chính sách đối nội của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A. Sau khi thống nhất đất nước, quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.
  • B. Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
  • C. Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến.
  • D. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).

Câu 7: Ngày 18/03/1871 diễn ra sự kiện nào?

  • A. Thành lập Cộng hòa Pháp theo chế độ dân chủ đại nghị bán tổng thống nhất thể
  • B. Công xã Pa-ri chấm dứt hoạt động.
  • C. Chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ.
  • D. Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn Vệ quốc quân cùng nhân dân Pa-ri từ các ngả tiến vào trung tâm Thủ đô, chiếm các cơ quan chính phủ.

Câu 8:

 

Đây là hình ảnh của:

  • A. Trung tâm tài chính BNP Paris
  • B. Thủ phủ nội các tại Paris
  • C. Ngân hàng BNP Paris
  • D. Lầu năm góc ở Washington

Câu 9: Đỉnh cao trong phong trào công nhân Mỹ là cuộc đấu tranh của công nhân:

  • A. Chicago
  • B. Boston
  • C. New York
  • D. Philadelphia

Câu 10: Tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai (02/1917) là:

  • A. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản.
  • B. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.
  • C. Chế độ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân.
  • D. Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Đức và các nước đồng minh của Đức.

Câu 11: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì:

  • A. Tranh giành thuộc địa.
  • B. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc.
  • C. Tranh giành quyền sở hữu các công ti độc quyền lớn.
  • D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa.

Câu 12: Giai cấp công nhân ra đời là do hệ quả của:

  • A. Cách mạng tư sản.
  • B. Cách mạng công nghiệp
  • C. Các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu.
  • D. Cách mạng vô sản.

Câu 13: Diện tích thuộc địa của Pháp đứng hàng thứ mấy so với các nước đế quốc khác?

  • A. Thứ tư.
  • B. Thứ ba.
  • C. Thứ hai.
  • D. Thứ nhất.

Câu 14: Kết cục của Chiến tranh Pháp – Phổ là gì?

  • A. Pháp – Phổ kí hiệp định đình chiến.
  • B. Quân Pháp thua trận.
  • C. Nhân dân Paris nổi dậy đòi lật đổ chính quyền Napoleon III, thiết lập nền Cộng hoà.
  • D. Quân Phổ bại trận.

Câu 15: Nước nào không phải thuộc địa của Anh đầu thế kỉ XX?

  • A. Ấn Độ
  • B. Nam Phi
  • C. Australia
  • D. Algeria

Câu 16: “Phong trào Hiến chương” là một phong trào rộng lớn, có tổ chức của:

  • A. Công nhân Hà Lan.
  • B. Công nhân Anh.
  • C. Công nhân Pháp.
  • D. Công nhân Đức

Câu 17: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại vào cuối thế kỉ XIX là gì?

  • A. Nền Cộng hoà thứ ba ở Pháp được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các.
  • B. Do các nước tư bản phương Tây phát triển vượt bậc.
  • C. Do hậu quả nặng nề của cuộc Chiến tranh Pháp – Phổ, Pháp phải bồi thường nhiều khoản chiến phí.
  • D. Do nông nghiệp ở trong tình trạng sản xuất nhỏ.

Câu 18: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới được bầu ra theo nguyên tắc:

  • A. Căn cứ vào vai trò của từng cá nhân trong cách mạng.
  • B. Bầu cử.
  • C. Tiến cử.
  • D. Phổ thông đầu phiếu.

Câu 19: Từ cuối thế kỉ XIX, tình hình kinh tế nước Anh như thế nào?

  • A. Lạc hậu nhất trong các nước tư bản phương Tây.
  • B. Ở vị trí dẫn đầu thế giới.
  • C. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Pháp.
  • D. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức.

Câu 20: Ngày 01/08/1914 diễn ra sự kiện gì?

  • A. Italy tuyên chiến với Anh
  • B. Áo – Hung tuyên chiến với Pháp
  • C. Đức tuyên chiến với Nga
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: Thành tựu nổi bật nhất của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra là:

  • A. Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai ở Nga (2 – 1917) giành thắng lợi.
  • B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
  • C. Cách mạng tháng 11 – 1918 ở Đức đã lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà.
  • D. Phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước châu Âu, châu Á, kết thành làn sóng mạnh mẽ.

Câu 22: Tình hình chính trị đặc biệt ở nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là:

  • A. Bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính được thiết lập.
  • B. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hoà tư sản được thiết lập.
  • C. Hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
  • D. Nhân dân Nga ủng hộ chính quyền mới tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất trong chiến tranh.

Câu 23: Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm nào?

  • A. Năm 1848.
  • B. Năm 1864.
  • C. Năm 1876.
  • D. Năm 1895.

Câu 24: Giai cấp công nhân không ra đời trong bối cảnh nào dưới đây?

  • A. Nông dân bị mất ruộng, phải làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ.
  • B. Nhiều nhà máy, công xưởng ở các đô thị mở rộng quy mô sản xuất.
  • C. Cách mạng công nghiệp làm thay đổi căn bản xã hội của các nước tư bản.
  • D. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.

Câu 25: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

  • A. Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  • B. Vào đầu thế kỉ XIX
  • C. Cuối thế kỉ XVIII.
  • D. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.