Câu 1: Ý nào không thuộc những chính sách cải cách về chính trị của Minh Trị?
- A. Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ
- B. Ban hành Hiến pháp với quyền lực tối cao thuộc về thiên hoàng.
- C. Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền.
-
D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau.
Câu 2: Về danh nghĩa, đứng đầu phái chủ chiến trong Triều đình Huế là
- A. vua Hàm Nghi.
- B. Tôn Thất Thuyết.
- C. vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- D. Nguyễn Văn Tường.
Câu 3: Nét nổi bật của tình hình xã hội dưới Triều Nguyễn là gì?
- A. Xảy ra nhiều cuộc nổi dậy chống lại ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến.
-
B. Xảy ra hàng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân chống Triều đình nhà Nguyễn.
- C. Một số giai cấp, tầng lớp mới được hình thành.
- D. Xã hội ổn định và phát triển.
Câu 4: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta đầu tiên ở địa phương nào?
- A. Hà Nội.
- B. Thuận An (Huế).
-
C. Đà Nẵng.
- D. Gia Định.
Câu 5: Với cuộc Cải cách Minh Mạng, cả nước được phân chia thành các đơn vị hành chính thế nào?
- A. Đất nước được chia thành Bắc đạo, Nam đạo và Tây đạo.
- B. Đất nước được chia thành Bắc Thành, Gia Định Thành và phủ
- C. Đất nước được chia làm 29 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
-
D. Đất nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).
Câu 6: Ý nào không phù hợp để trả lời câu hỏi: Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản?
- A. Do quý tộc tư sản hoá đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị tiến hành.
- B. Xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Nhật Bản.
- C. Những cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá – giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển.
-
D. Nhật Bản giữ vững được độc lập trước làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây.
Câu 7: Ý nào không phải là bối cảnh bùng nổ phong trào Cần vương?
- A. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
- B. Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến thất bại.
- C. Dụ Cần vương được ban bố kêu gọi nhân dân cả nước giúp vua cứu nước.
-
D. Phong trào đấu tranh chống Triều đình nhà Nguyễn diễn ra quyết liệt.
Câu 8: Một tôn giáo mới được du nhập vào nước ta từ giai đoạn trước và tiếp tục phát triển dưới thời Nguyễn là
- A. Phật giáo.
- B. Đạo giáo.
-
C. Công giáo.
- D. Hồi giáo.
Câu 9: Đến năm 1862, quân Pháp chính thức chiếm được các địa phương nào?
-
A. Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
- C. Đà Nẵng.
- D. Gia Định.
Câu 10: Bộ luật được ban hành dưới thời vua Gia Long có tên gọi là gì?
- A. Quốc triều hình luật.
-
B. Hoàng Việt luật lệ.
- C. Hình thư.
- D. Hình luật.
Câu 11: Dấu hiệu chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
- A. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
- B. sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, dẫn tới sự hình thành các công ty độc quyền.
- C. Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.
-
D. sự hình thành các công ty độc quyền và đầy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 12: Quan sát lược đồ hình 18.4 (SGK, tr. 83), nhận xét nào dưới đây là đúng?
-
A. Phong trào Cần vương diễn ra chủ yếu ở tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.
- B. Phong trào Cần vương chỉ diễn ra ở các tỉnh Bắc Kỳ.
- C. Phong trào Cần vương phát triển mạnh ở các tỉnh Trung Kỳ.
- D. Phong trào Cần vương diễn ra rộng khắp trên địa bàn cả nước.
Câu 13: Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là gì?
-
A. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực, …
- B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Gia-tô và giết giáo sĩ.
- C. Nhiều nước phương Tây ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam.
- D. Phong trào đấu tranh chống Triều Nguyễn nó ra rầm rộ.
Câu 14: Ý nào không đúng về hành động của nhà Nguyễn sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
- A. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì.
- B. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Kì và Trung Kì,
-
C. Đề nghị Pháp đưa quân ra Bắc Kì.
- D. Cử người thương thuyết với Pháp để chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Ki.
Câu 15: Một trong những chính sách đối ngoại nổi bật của Triều Nguyễn là
- A. Duy trì mối quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng.
-
B. Khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả nước Pháp.
- C. Khước từ mối quan hệ với nhà Thanh (Trung Quốc).
- D.Thực hiện chính sách bang giao hoà hiểu với nhiều nước trên thế giới.
Câu 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Campuchia và nhân dân Lào chống ách thống trị thực dân có điểm chung là
- A. đặt dưới sự lãnh đạo của những người trong hoàng tộc.
- B. các nhà sư có vai trò rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa.
- C. kéo dài nhiều năm liền, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.
-
D. có sự đoàn kết, phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương chống kẻ thù chung.
Câu 17: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là
- A. khởi nghĩa Bãi Sậy.
-
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
- C. Khởi nghĩa Ba Đình.
- D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 18: Thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
- A. 1857.
-
B. Năm 1858.
- C. Năm 1859.
- D. Năm 1862.
Câu 19: Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ vào thời gian nào?
- A. Năm 1863.
- B. Năm 1864.
- C. Năm 1865.
-
D. Năm 1867.
Câu 20: Ý nào không đúng về lý do khiến cho kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp dưới Triều Nguyễn bị sa sút?
- A. Triều Nguyễn có quy định ngặt nghèo về thuế, mẫu mã,...
- B. Chính sách bế quan tỏa cảng của Triều Nguyễn.
- C. Hầu hết các thợ giỏi bị bắt vào làm việc trong các quan xưởng.
-
D.Thiên tai, dịch bệnh khiến người dân phải bỏ làng đi phiêu tán Thừa Thiên.