Câu 1: Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là
- A. tầng lớp có nguồn gốc là quý tộc phong kiến, câu kết với các tăng lữ bóc lột nhân dân.
-
B. tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn với giai cấp tư sản.
- C. tầng lớp có quan hệ gần gũi với nhân dân.
- D. tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đối với nhân dân.
Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII là
-
A. sự phát triển kinh tế tư bản đã bị chế độ phong kiến kìm hãm.
- B. mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp tư sản với giai cấp nông dân.
- C. sự phát triển của công thương nghiệp tư bản bị chế độ phong kiến kìm hãm.
- D. mâu thuẫn giữa quý tộc mới với giai cấp tư sản Anh.
Câu 3: Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã diễn ra dưới hình thức nào?
- A. Đấu tranh giai cấp giữa tư sản với quý tộc phong kiến.
- B. Phong trào giải phóng dân tộc.
- C. Chiến tranh giành độc lập.
-
D. Nội chiến giữa quân đội của Quốc hội với quân đội của nhà vua.
Câu 4: Nội chiến giữa Quốc hội Anh với nhà vua diễn ra vào thời gian nào?
- A. Từ năm 1640 đến năm 1648.
-
B. Từ năm 1642 đến năm 1648.
- C. Từ năm 1642 đến năm 1653.
- D. Từ năm 1640 đến năm 1688.
Câu 5: Đâu là đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Anh?
- A. Do tầng lớp quý tộc cũ và tư sản lãnh đạo
-
B. Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- C. Do gia cấp vô sản lãnh đạo
- D. Xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến
Câu 6: Khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là
- A.”Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”.
-
B. “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
- C. “Tự do, cơm áo, hoà bình”.
- D.“Mọi người sinh ra đều bình đẳng”
Câu 7: Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
- A. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Tư sản và Nông dân.
- B. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Phong kiến và Nông dân.
- C. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân.
-
D. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
Câu 8: Đặc điểm nào không đúng với cuộc Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
- A. Quý tộc mới liên minh với tư sản lãnh đạo cách mạng.
-
B. Diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc.
- C. Diễn ra dưới hình thức cuộc nội chiến.
- D. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 9: Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
- A. Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc.
- B. Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.
-
C. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
- D. Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
Câu 10: Điểm giống nhau cơ bản giữa nước Anh và nước Pháp khi cách mạng tư sản bùng nổ là
- A. xã hội đều phân chia đẳng cấp.
- B. nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng bùng nổ đều xoay quanh vấn đề tài chính.
- C. đều có sự xâm nhập kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.
-
D. đều do quý tộc mới lãnh đạo.
Câu 11: Máy kéo sợi Gien-ni được phát minh vào
- A. năm 1754.
-
B. năm 1764.
- C. năm 1767.
- D. năm 1776
Câu 12: Đoạn đường sắt đầu tiên của nước Anh nối liền hai thành phố nào?
- A. Luân Đôn - Man-che-xta
- B. Luân Đôn – Li-vơ-pun
-
C. Man-che-xto - Li-vo-pun.
- D. Luân Đôn – Bớc-min-ham.
Câu 13: Lực lượng chủ yếu đưa Cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao là
- A. tư sản Pháp.
- B. chính quyền dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
-
C. quần chúng nhân dân Pháp.
- D. lực lượng quân đội cách mạng.
Câu 14: Ý nào không phải là chính sách cai trị của chính quyền thực dân đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á?
- A. Chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng, miền với các hình thức cai trị khác nhau.
- B. Tạo ra sự mâu thuẫn giữa nhân dân các vùng, miền để dễ bề cai trị.
-
C. Lập chính quyền cai trị ở các nước thuộc địa do người bản xứ đứng đầu.
- D. Xây dựng bộ máy quản lý từ cấp tỉnh trở lên do quan chức thực dân điều hành.
Câu 15: Từ giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin là thuộc địa của nước nào?
- A. Bồ Đào Nha.
-
B. Tây Ban Nha.
- C. Anh.
- D. Pháp.
Câu 16: Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là
- A. S. Mông-te-xki-ơ, Ô-oen và Phu-ri-ê
- B. Ô-oen, Phu-ri-ê và Xanh Xi-mông.
-
C. S. Mông-te-xki-ơ, G. G. Rút-xô và Vôn-te.
- D. G. G. Rút-Xô, Vôn-te, Xanh Xi-mông.
Câu 17: Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở In-đô-nê-xi-a, ngoại trừ cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giỗ (1675).
- B. Khởi nghĩa Su-ra-pa-tit (1683 – 1719).
-
C. Khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823).
- D. Khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830).
Câu 18: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào thời gian nào?
- A. Từ đầu thế kỉ XVII.
- B. Từ những năm 60 của thế kỉ XVII.
- C. Từ những năm 70 của thế kỉ XVII.
-
D. Từ giữa thế kỉ XVIII.
Câu 19: Năm 1784 đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?
- A. Cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở nước Anh.
-
B. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
- C. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
- D. Nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
Câu 20: Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
- A. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Tư sản và Nông dân.
- B. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Phong kiến và Nông dân.
- C. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân.
-
D. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.