Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 11 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ở Châu Âu và châu Mỹ, chủ nghĩa tư bản được xác lập trong các thế kỉ

  • A. XVI -XIX
  • B. XVI - XVII
  • C. XVIII - XIX
  • D. XV - XVI

Câu 2: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc vào mốc thời gian nào?

  • A. Từ nửa sau thế kỉ XVII
  • B. Cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX
  • C. Từ nửa sau thế kỉ XX
  • D. Cuối thế kỉ XVIII -đầu thế kỉ XX

Câu 3: Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là

  • A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lit -va
  • B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ
  • C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a
  • D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a

Câu 4: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 3 - 1921
  • B. Tháng 12-1922
  • C. Tháng 3 - 1923
  • D. Tháng 1 -1924

Câu 5: Sau khi cách mạng thắng lợi, một nhà nước mới ra đời ở Trung Quốc với tên là

  • A. Cộng hoà Trung Hoa
  • B. Cộng hoà Dân chủ Trung Hoa
  • C. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
  • D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Trung Hoa

Câu 6: Mốc đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là

  • A. Tháng 12 - 1989
  • B. Tháng 12 - 1991
  • C. Tháng 12 -1990
  • D. Tháng 12 - 1992

Câu 7: Người lãnh đạo đội quân đánh thắng thực dân Tây Ban Nha (1521) ở Philippin là ai

  • A. Đa-ga-hô
  • B. La-pu-la-pu
  • C. Hô-xê Ri-dan
  • D. Bô-ni-pha-xo-ô

Câu 8: Đến đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ mà ngày nay là Malaysia, Singapore, Bru-nây đã rơi vào tay của nước nào?

  • A. Hà Lan
  • B, Bồ Đào Nha
  • C, Tây Ban Nha
  • D. Anh

Câu 9: Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Indonesia
  • B. Miến Điện
  • C. Bru-nây
  • D. Việt Nam

Câu 10: Năm nước thành viên ban đầu snags lập tổ chức ASEAN bao gồm:

  • A. Indonesia, Philippin, Singapore, Myanmar, Malaysia
  • B. Myanmar, Philippin, Singapore, Malaysia, Bru-nây
  • C. Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan
  • D. Bru-nây, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar

Câu 11: Cách mạng tư sản là:

  • A. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá lãnh đạo
  • B. cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo
  • C. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân lãnh đạo
  • D. cuộc cách mạng do liên minh giữa giai cấp tư sản và nông dân lãnh đạo

Câu 12: Ý nào đúng khi nói về tiền đề đưa đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản?

  • A. Cách mạng tư sản chỉ có thể xảy ra khi các tiền đề về kinh tế, xã hội, tư tưởng, chính trị và triết học chín muồi
  • B. Cách mạng tư sản chỉ có thể xảy ra khi các tiền đề về kinh tế, xã hội, tư tưởng, chính trị chín muồi
  • C. Cách mạng tư sản chỉ có thể xảy ra khi các tiền đề về kinh tế, xã hội chín muồi
  • D. Cách mạng tư sản chỉ có thể xảy ra khi các tiền đề về xã hội, tư tưởng và chính trị chín muồi

Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng tình trạng nền kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trước khi chiến tranh với chính quốc Anh bùng nổ?

  • A. Nền kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc mỹ phát triển ngang bằng với chính quốc
  • B. Không có quyền tự do buôn bán với các nước, phải thông qua chính quốc
  • C. Sản xuất trong các công trường thủ công phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp hình thành ở miền Bắc, miền Trung
  • D. Phải nộp nhiều loại thuế khác nhau cho chính quốc

Câu 14: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?

  • A. Cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu chuyển từ bé sang chế độ phong kiến sang chế độ tư bản
  • B. Cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã đặt dấu mốc cho sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Anh
  • C. Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến
  • D. Cách mạng tư sản Anh được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến

Câu 15: Ý nào đúng khi nói về các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại?

  • A. Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ nước Anh, cách mạng công nghiệp lan rộng ra các nước khác ở Châu Âu
  • B. Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ Hà Lan, cách mạng công nghiệp lan rộng ra Châu Âu và thế giới
  • C. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ nước Anh, cách mạng công nghiệp lan rộng ra Châu Âu và thế giới
  • D. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ Hà Lan, cách mạng công nghiệp lan rộng ra Châu Âu và Bắc Mỹ

Câu 16: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về

  • A. than đá và điện
  • B. hương liệu và vàng bạc
  • C. nguyên liệu và nhân công
  • D. hàng hóa xa xỉ

Câu 17: Ý nào phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của đế quốc Anh?

  • A. “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”
  • B. Châu Á là nơi đế quốc Anh có nhiều thuộc địa nhất
  • C. Châu Phi là nơi đế quốc Anh có ít thuộc địa nhất
  • D. Đế quốc Anh có nhiều thuộc địa ở khu vực Mỹ la -tinh

Câu 18: Ý nào không phải nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

  • A. Khu vực giàu tài nguyên
  • B. Có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú
  • C. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch
  • D. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ 

Câu 19: Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?

  • A. Vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị
  • B. Chỉ có đại diện chính quyền thực dân mới được thi hành chính sách cai trị
  • C. Sử dụng quân đội từ chính quốc để bảo vệ bộ máy cai trị thực dân
  • D. Thiết lập nền thống trị bằng hình thức giống nhau

Câu 20: Trong giai đoạn đầu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào?

  • A. Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
  • B. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu
  • C. Chiến lược công nghiệp hoá nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu
  • D. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.