ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Câu 1: Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ và giành thắng lợi trong khoảng thời gian nào và dựa trên các tiền đề nào?
- A. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về mâu thuẫn xã hội, thu nhập và quyền lực
-
B. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng
- C. Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về mâu thuẫn xã hội, thu nhập và quyền lực
- D. Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển,...
-
B. Nhóm G8 được sáng lập năm 1992 là diễn đàn kinh tế của 8 quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn nhất: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Nga, Canada
- C. Các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học – công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới
- D. Chủ nghĩa tư bản có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế
Câu 3: Cuộc Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 đặt dưới sự lãnh đạo của:
- A. Giai cấp tư sản
- B. Giai cấp tư sản và chủ nô
- C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới
-
D. Giai cấp vô sản
Câu 4: Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đặt dưới sự lãnh đạo của:
-
A. Giai cấp tư sản và quý tộc mới
- B. Giai cấp tư sản và chủ nô
- C. Giai cấp tư sản
- D. Giai cấp vô sản
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về tình trạng xã hội ở Pháp trước cách mạng?
- A. Những người bình dân thành thị như thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, sống tạm bợ, chen chúc nhau trong những vùng ngoại ô
- B. Ngoài việc phải nộp nhiều loại tô thuế cho lãnh chúa, nông dân còn phải chịu nhiều nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và nhà thờ
-
C. Mâu thuẫn giữa tăng lữ, quý tộc phong kiến và tư sản với nông dân và các tầng lớp vô sản khác ngày càng gay gắt
- D. Công nhân tập trung ở các thành thị lớn, điều kiện lao động và đời sống rất khó khăn (ngày làm việc kéo dài, lương thấp,...)
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Nạn phân biệt chủng tộc, nhất là sự đối xử bất công với người Mỹ gốc Phi vẫn diễn ra
- B. Tình trạng bất an trong xã hội Mỹ là điều đáng lo ngại cho người dân. Tội ác, bạo lực, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra
- C. Từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đến nay, tuy các nước tư bản phát triển đã coi trọng tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, xanh và sạch, song quá trình chuyển đổi diễn ra chậm, sự phụ thuộc của các nước vào dầu mỏ vẫn rất lớn
-
D. “Chiếm lấy phố Wall” hay còn gọi là phong trào “98 chống lại 2” là một phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: chỉ 2% dân số Mỹ giàu có lại sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 98% dân số
Câu 7: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng như thế nào?
- A. Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản nhằm thay đổi hệ thống chính trị, mang lại công bằng, văn minh, nhân quyền cho nhân loại, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
-
B. Cuộc cách mạng do nhiều lực lượng lãnh đạo (tư sản, quý tộc mới, chủ nô,...) nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- C. Cuộc cách mạng do các giai cấp thấp kém trong xã hội (nông dân, nô lệ,…) lãnh đạo nhằm đòi lại quyền dân chủ, quyền con người từ giai cấp tư sản và quý tộc, nhằm thiết lập một thể chế nhà nước mới
- D. Cuộc cách mạng nhằm đòi lại quyền tư sản cho đại bộ phận dân chúng, hướng tới hình thành chủ nghĩa tư bản
Câu 8: Câu nào sau đây đúng về tình thế của giai cấp tư sản và các đồng minh của mình trước cách mạng?
-
A. Họ tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng
- B. Họ bị vua chúa bóc lột nặng nề về kinh tế song cũng không có quyền lực gì về chính trị, gần như trở thành giai cấp vô sản
- C. Họ mạnh cả về kinh tế lẫn quyền lực chính trị
- D. Họ tuy có quyền lực chính trị nhưng không còn năng lực về kinh tế
Câu 9: Từ thập kỷ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,... đã tạo ra:
- A. Tiền để để tiến tới hình thành hệ thống tư tưởng chủ nghĩa xã hội
- B. Cơ hội cho các nước đói nghèo khi đó thay đổi và vươn mình trở thành các cường quốc
-
C. Những chuyển biến to lớn về kinh tế – xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các này và khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế - xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của:
- A. Cách mạng 4.0
- B. Cách mạng nhung
-
C. Cách mạng công nghiệp
- D. Cách mạng công nghệ
Câu 11:
Đây là tranh biếm hoạ về:
- A. Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân
-
B. Một công ty độc quyền dầu mỏ ở Mỹ
- C. Sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới
- D. Sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?
-
A. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh vào nửa đầu thế kỉ XVIII
- B. Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII
- C. Ở châu Âu, sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập
- D. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Italy, Đức vào nửa sau thế kỉ XIX
Câu 13: Nửa sau thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở:
- A. Anh và Bắc Mĩ
- B. I-ta-lia-a và Đức
- C. Pháp và Bắc Mĩ
-
D. Hà Lan và Anh
Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
-
A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế, thực dân gây bất mãn cho nhân dân.
- B. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- C. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
- D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với nhân dân lao động ngày càng sâu sắc.
Câu 15: Sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) xuất phát từ tiền đề chính trị nào sau đây?
- A. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản.
- B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.
-
C. Chế độ cai trị của thực dân Anh đã gây bất bình cho nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ (ở miền Nam) đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế Bắc Mỹ.
Câu 16: Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến, thực dân phương Tây trước cách mạng tư sản đã gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho:
- A. Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
- B. Giai cấp tư sản và các tầng lớp tinh hoa
-
C. Giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội
- D. Giai cấp quyền lực và giai cấp không quyền lực
Câu 17: Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ nhất trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
- A. Giai cấp tư sản.
- B. Nông dân.
-
C. Tăng lữ Giáo hội.
- D. Bình dân thành thị.
Câu 18: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới
- B. Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi (1911) do những trí thức cấp tiến và tiểu tư sản lãnh đạo đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tổn tại lâu đời ở Trung Quốc
-
C. Mặc dù Cách mạng Tân Hợi (1911) đã thực sự thủ tiêu được giai cấp phong kiến nhưng nó vẫn chưa đủ sức để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia lớn nhất, đông dân nhất châu Á
- D. Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đồng thời giúp Nhật Bản tránh được nguy cơ bị xâm lược từ các cường quốc thực dân phương Tây
Câu 19: Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?
- A. Xây dựng nhà nước pháp quyền và rthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tự nhiên.
-
B. Xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- C. Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
- D. Duy trì, bảo vệ và củng cố nền cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế.
Câu 20: Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) đã đạt được kết quả nào sau đây?
-
A. Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc.
- B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
- C. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- D. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ; thống nhất lãnh thổ, thị trường dân tộc.
Câu 21: Ở Anh trước cách mạng, nhà vua có quyền lực như thế nào?
- A. Chỉ nắm một phần quyền lực nhưng luôn lạm dụng quyền lực cho những mục đích tàn ác
- B. Nắm mọi quyền lực, tàn sát dân lành, đưa quân đi xâm chiếm khắp năm châu
- C. Chỉ nắm một phần quyền lực, chịu sự chi phối của Quốc hội và tầng lớp tư sản
-
D. Nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế mà không cần hỏi ý kiến của Quốc hội
Câu 22: Đâu không phải một thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt?
- A. Chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải
- B. Chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu
- C. Chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội
-
D. Chủ nghĩa tư bản đang dần cho thấy những yếu kém của mình trong việc kiểm soát kinh tế - xã hội và dần tỏ ra lép vế so với quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước theo chủ nghĩa xã hội
Câu 23: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
-
A. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- B. Giữa thế kỉ XIX – cuối thế kỉ XX
- C. Cuối thế kỉ XIX
- D. Đầu thế kỉ XX
Câu 24: Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì?
- A. Hình thành quốc gia dân tộc
-
B. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến
- C. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ
- D. Thống nhất thị trường dân tộc
Câu 25: Câu nào sau đây đúng về tình hình kinh tế Pháp đến giữa thế kỉ XVIII?
- A. Kinh tế kém phát triển cả về nông nghiệp và công thương nghiệp
- B. Kinh tế phát triển mạnh cả về nông nghiệp và công thương nghiệp
-
C. Nông nghiệp vẫn rất lạc hậu song kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa
- D. Nông nghiệp phát triển mạnh song những ngành kinh tế hiện đại như công nghiệp và dịch vụ không được chú trọng