ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) (PHẦN 2)
Câu 1: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hai cơ quan tham mưu và tư vấn tối cao của hoàng đế về hành chính, chính trị và an ninh, quân sự là:
- A. Phòng tham mưu và Cơ mật viện
- B. Văn thư phòng và Bộ Quân cơ
- C. Ban tham mưu và Lục bộ
-
D. Nội các và Cơ mật viện
Câu 2: Một trong những điểm tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là: bảo vệ quyền lợi của
- A. hoàng tộc.
-
B. phụ nữ.
- C. nhà vua.
- D. địa chủ phong kiến
Câu 3: Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh:
- A. Tình hình đất nước vô cùng khó khăn sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà
- B. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định
- C. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước rối ren, hỗn loạn, các thế lực thù địch nhăm nhe xâm lược nước ta
-
D. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định, song bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn chế
Câu 4: Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành:
- A. 13 đạo thừa tuyên
- B. 7 trấn và 4 doanh
- C. 4 doanh và 23 trấn
-
D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên
Câu 5: Năm 1469, vua Lê Thánh Tông đổi tên đạo thừa tuyên Quốc Oai thành:
- A. Hà Tây
-
B. Sơn Tây
- C. Tây Đô
- D. Hà Nội
Câu 6: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí
- A. Bắc thành.
- B. Gia Định thành.
-
C. 4 doanh và 7 trấn.
- D. phủ Thừa Thiên.
Câu 7: Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào?
- A. Hoàng triều luật lệ
-
B. Quốc triều hình luật
- C. Luật Gia Long
- D. Hình thư
Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?
- A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
-
B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
- C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.
- D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.
Câu 9: Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn đã
-
A. ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.
- B. đổi quốc hiệu thành Việt Nam.
- C. thực hiện cải cách hành chính.
- D. thi hành chính sách cấm đạo.
Câu 10: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hệ thống hành chính của Đại Nam được phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm:
-
A. tỉnh → phủ → huyện/châu → tổng → xã.
- B. đạo thừa tuyên → phủ → châu/ huyện → xã.
- C. xã → tổng → châu/ huyện → phủ → tỉnh.
- D. phủ → tỉnh → huyện/ châu → hương → xã.
Câu 11: Chế độ lộc điền là:
-
A. Chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên
- B. Chế độ mà người dân được hưởng bổng lộc nếu làm nông tốt, thu được nhiều lương thực
- C. Chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật...
- D. Chế độ mà người dân được yêu cầu tăng cường trồng cây lộc vừng để buôn bán với nước ngoài
Câu 12: Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực
- A. kinh tế.
- B. văn hóa.
-
C. hành chính.
- D. giáo dục.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?
-
A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
- B. Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng.
- C. Để lại di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia.
- D. Làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.
Câu 14: Câu nào sau đây là đúng?
-
A. Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, cai quản đất nước rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam
- B. Năm 1810, triều Nguyễn được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, đất nước là một dải dài từ vùng núi phía bắc đến vùng biển phía nam
- C. Năm 1810, Nguyễn Huệ nhường ngôi cho Nguyễn Ánh, lập ra triều Nguyễn, đóng đô ở Gia Định
- D. Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, đất nước rộng lớn, kéo dài từ vùng núi Bắc Bộ đến đồng bằng Đông Nam Bộ hiện nay, nhưng quyền lực thực tế chỉ có ở vùng miền Trung, nơi triều Nguyễn đóng đô
Câu 15: Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm
- A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
- B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
-
C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
- D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực hành chính?
- A. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn.
-
B. Tăng cường quyền lực cho các quan đại thần.
- C. Đặt thêm Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.
- D. Tuyển chọn quan lại thông qua hình thức khoa cử.
Câu 17: Dưới thời vua Minh Mạng, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?
- A. Tỉnh trưởng
- B. Tổng trấn
- C. Tổng đốc
-
D. Tuần phủ
Câu 18: Đâu là một cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra vào nửa sau thế kỉ XIV?
- A. Khởi nghĩa Mai Hắc Đế (Hưng Yên)
- B. Khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược
-
C. Khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương)
- D. Khởi nghĩa Phạm Sư Mạnh (Hà Nội)
Câu 19: Đâu không phải cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?
- A. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương
-
B. Bắt tất cả người dân các vùng này học và nói tiếng Việt, xoá bỏ tập tục truyền thống, theo tập quán của người Việt
- C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp
- D. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng
Câu 20: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Hiến ty là cơ quan chuyên trách về:
- A. Kinh tế
- B. Quân sự
- C. Dân sự
-
D. Tư pháp
Câu 21: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?
-
A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
- B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
- C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
- D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.
Câu 22: Thời kì trước khi Minh Mạng thi hành cải cách, quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do ai nắm giữ?
-
A. Các quan võ
- B. Các hoạn quan
- C. Các quan văn
- D. Hậu cung
Câu 23: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm
- B. Chính sách hạn điền, hạn nô đã làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trần, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
-
C. Những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đều đi trước thời đại và mang tính dân chủ cao nên đạt được nhiều kết quả tốt
- D. Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc
Câu 24: Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần:
- A. Sụp đổ
- B. Được thành lập
- C. Bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao
-
D. Lâm vào khủng hoảng, suy yếu
Câu 25: Câu nào sau đây đúng về cải cách quân đội và quốc phòng dưới thời vua Lê Thánh Tông?
- A. Nhà nước rất chú ý đến rèn luyện quân đội như liên tục tăng lương cho quân đội, tổ chức Hoa Sơn luận kiếm mỗi 3 năm
-
B. Ở mỗi đạo chia binh làm 5 phủ do đô đốc phủ đứng đầu; mỗi phủ gồm 6 vệ; mỗi vệ có 5 hoặc 6 sở
- C. Năm 1476, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội
- D. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cẩm y vệ hay cao thủ đại nội và quân các đạo, gọi là lực lượng vệ binh