Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
- A. Cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu chuyền từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản
- B. Cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã đặt dấu mốc cho sự xác lập chủ nghĩa tư bản Anh
- C. Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến
-
D. Cách mạng tư sản Anh được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến
Câu 2: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh của Bắc Mỹ?
- A. Giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách thống trị thực dân
- B. Đưa đến sự thành lập của nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài Châu Âu
- C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước trên thế giới.
-
D. Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong lịch sử
Câu 3: Ý nào phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở nước Anh, Pháp, Mỹ những năm đầu thế kỉ XX?
-
A. Chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng chiếm gần một nửa tổng số sản phẩm làm ra
- B. Chiếm khoảng 50% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng chiếm gần một nửa tổng số sản phẩm làm ra
- C. Chiếm ¾ tổng số máy hơi nước và động cơ điện nhưng chiếm gần một nửa tổng số sản phẩm làm ra của Châu Âu và Bắc Mỹ
- D. Chiếm khoảng 50% tổng số xí nghiệp toàn Châu Âu và Bắc Mỹ nhưng chiếm 3/4 tổng số sản phẩm làm ra.
Câu 4: Khai thác lực đồ Hình 6( tr.15,sgk) và cho biết ý nào phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của đế quốc Anh?
-
A. “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh
- B. Châu Á là nơi đế quốc Anh có nhiều thuộc địa nhất
- C. Châu Phi là nơi đế quốc Anh có ít thuộc địa nhất
- D. Anh có nhiều thuộc địa ở khu vực Mỹ La - tinh
Câu 5: Ý nào không phải là ý nghĩa quốc tế của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
- A. Trở thành biểu tượng và là chỗ dựa tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới
- B. Cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa
-
C. Đưa đến sự hình thành trật tự thế giới mới
- D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới
Câu 6: Ý nào không phải tư tưởng chỉ đạo của Lênin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
- A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc
- B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc
- C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc
-
D. Sáp nhập các nước cộng hoà Xô viết và nước Nga
Câu 7: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự tan rã của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là gì?
-
A. Do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; chậm đổi mới cơ chế quản lí,....
- B. Tình trạng lạc hậu về khoa học - kĩ thuật, không theo kịp sự phát triển chung của thế giới
- C. Chậm tiến hành cải cách, sửa đổi và khi thực hiện cải cách lại mắc phải nhiều sai lầm
- D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước
Câu 8: Ý nào không phải là thành tựu về khoa học - công nghệ của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?
- A. Phong tàu Thần Châu vào không gian
-
B. Dẫn đầu thế giới về công nghiệp điện hạt nhân
- C. Xây dựng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu
- D. Phát triển mạnh hạ tầng kĩ thuật số, trung tâm dữ liệu hiện đại
Câu 9: Ý nào không đúng về biện pháp cải cách về kinh tế mà Cu ba thực hiện nhằm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội?
- A. Thực hiện cải cách kinh tế từng bước, có chọn lọc
- B. Chủ trương xây dựng nền kinh tế tập trung do Nhà nước quản lí
-
C. Chú trọng phát triển công nghiệp quốc phòng
- D. Chú trọng đến các ngành nghề mới như: công nghiệp du lịch, công nghệ sinh học, khai thác dầu khí,...
Câu 10: Ý nào không phải là chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
-
A. Chú trọng mở mang các ngành công nghiệp nặng
- B. Thi hành chính sách thuế khóa nặng nề
- C. Cướp ruộng đất để lập đồn điền, bóc lột sức người
- D. Khai thác triệt để tài nguyên, sản phẩm nông nghiệp
Câu 11: Nội dung nào dưới đây là chính sách cai trị của thực dân phương Tây về văn hoá - xã hội ở Đông Nam Á?
- A. Vận động xoá bỏ những tập tục lạc hậu
- B. Mở trường học, xoá nạn mù chữ cho nhân dân thuộc địa
- C. Nghiêm cấm các tệ nạn xã hội như : rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan
-
D. Kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói
Câu 12: Đến đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ mà ngày nay là Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây bị nước nào xâm chiếm?
- A. Hà Lan
- B. Bồ Đào Nha
- C. Tây Ban Nha
-
D. Anh
Câu 13: Cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất ( 1744 - 1829) trong cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha ở Philippin là
- A. cuộc khởi nghĩa của Bô -ni-pha-xi-ô
-
B. cuộc khởi nghĩa cử Đa-ga-hô
- C. cuộc khởi nghĩa của La-pu-la-pu
- D. cuộc khởi nghĩa của Hô -xê Ri -dan
Câu 14: Từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam Đã làm thất bại kế hoạch nào của thực dân Pháp
- A. Kế hoạch đánh lâu dài
- B. Kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm
- C. Kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”
-
D. Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”
Câu 15: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Cam-pu-chia trong những năm 1861 - 1892 là:
- A. A -cha Xoa
- B. Pu-côm-bô
- C. Com-ma-đam
-
D. Hoàng thân Si-vô-tha
Câu 16: Cuộc khởi nghĩa nào của Campuchia thể hiện của sự đoàn kết chiến đấu giữa Campuchia với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp?
- A. Cuộc khởi nghĩa của A -cha Xoa
- B. Cuộc khởi nghĩa của Com -ma-đam
-
C. Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô
- D. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha
Câu 17: Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A. In-đô-nê-xi-a
- B. Miến Điện
- C. Bru-nây
- D. Việt Nam
Câu 18: Năm 1945, ba nước ở Đông Nam Á lần lượt tuyên bố độc lập là:
- A. Việt Nam, Philippin, Lào
- B. Philippin, Lào, Việt Nam
-
C. Indonesia, Việt Nam, Lào
- D. Miến Điện, Lào, Việt Nam
Câu 19: Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945?
- A. Phong trào theo xu hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến
-
B. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến phát triển mạnh
- C. Giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị
- D. Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh - xu hướng vô sản
Câu 20: Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
-
A. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập tự chủ
- B. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nước công nghiệp
- C. thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực ASEAN
- D. trở thành khu vực hoà bình, hợp tác và hữu nghị