Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 5: Một số cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (Trước năm 1858) (Phần 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Ôn tập chủ đề 5: Một số cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (Trước năm 1858) (Phần 1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) (PHẦN 1)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Ruộng đất tư ngày càng mở rộng
  • B. Sản xuất nông nghiệp sa sút
  • C. Thường xuyên mất mùa, đói kém
  • D. Ruộng đất công ngày càng mở rộng

Câu 2: Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh:

  • A. Tình hình đất nước từng bước ổn định
  • B. Nhà Minh đang lăm le xâm lược Đại Việt
  • C. Nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy yếu
  • D. Nhà Lê đang ở thời kì phát triển đỉnh cao

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về bộ máy hành chính nhà nước trước khi vua Minh Mạng lên ngôi?

  • A. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thống nhất mạnh mẽ với nhau nhưng lại không có sự phân quyền hợp lí
  • B. Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh.
  • C. Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện
  • D. Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về hành chính ở đầu triều Lê sơ / thời vua Lê Thánh Tông?

  • A. Lục Bộ (Nhân, Nghĩa, Lễ, Binh, Hình, Công) là cơ quan chuyên môn quan trọng
  • B. Đô ty phụ trách quân sự. Thừa ty trông coi dân sự. Hiến ty nắm quyền tư pháp
  • C. Đầu triều Lê sơ, nhà nước chỉ có bộ Lại và bộ Lễ
  • D. Năm 1460, vua Lê Nghi Dân đặt lục Bộ, nhưng đến năm 1465, vua Lê Thánh Tông mới đưa lục Bộ trở thành cơ quan có quyền lực thực sự

Câu 5: Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, ở cấp trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay:

  • A. Các quan văn võ ở các bộ
  • B. Hậu cung
  • C. Các quan đại thần – những võ quan, công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
  • D. Các hoạn quan

Câu 6: Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

  • A. khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương.
  • B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
  • C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
  • D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.

Câu 7: Năm 1402, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?

  • A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
  • B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
  • C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
  • D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.

Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
  • B. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
  • C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
  • D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.

Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng
  • B. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn
  • C. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra
  • D. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”

Câu 10: Minh Mạng được xem là một vị vua như thế nào?

  • A. Học rộng, tài cao, chí khí ngút trời
  • B. Năng động, quyết đoán
  • C. Độc đoán, chuyên quyền, tàn bạo
  • D. Độc tài, chỉ thích chém giết

Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

  • A. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất
  • B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành
  • C. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ
  • D. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối

Câu 12: Đâu không phải là cải cách về giáo dục ở triều Hồ?

  • A. Dưới triều Hồ, chữ Nôm được đề cao, sử dụng trong các sáng tác văn chương, nhiều sách chữ Hán được dịch sang chữ Nôm để dạy cho phi tần, cung nữ như Quốc ngữ thi nghĩa, chương Vô dật trong Kinh thư,...
  • B. Triều Hồ chú trọng tổ chức các kì thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước. Trong 7 năm (1400 – 1407), triều Hồ đã tổ chức hai kì thi, lấy đỗ gần 200 người, trong đó có một Trạng nguyên
  • C. Triều Hồ đổi mới cơ chế giảng dạy, thay đổi chương trình học: không còn đề cao môn Văn nữa, mà tập trung vào các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hoá, Sinh,…
  • D. Chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu

Câu 13: Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Nhà Trần bất lực trước các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
  • B. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
  • C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
  • D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.

Câu 14: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

  • A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
  • B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
  • C. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo.
  • D. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông?

  • A. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ.
  • B. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
  • C. Tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
  • D. Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa - giáo dục.

Câu 16: Vua Minh Mạng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của:

  • A. Đô sát viện và lục Tự
  • B. Đô sát viện và lục Khoa
  • C. Quốc tử giám, Hàn lâm viện
  • D. Hàn lâm viện và lục Tự

Câu 17: Một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách còn giá trị đến ngày nay là gì?

  • A. Cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh
  • B. Chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ
  • C. Chế độ hồi tỵ mở rộng
  • D. Phân chia quyền lực cấp dưới thành lục Bộ

Câu 18: “Hồ Quý Ly (1356 – 1427) là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông... nhờ đó ông rất được vua Trần trọng dụng. Ông dần vươn lên nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.”

Chi tiết nào trong đoạn trên không đúng?

  • A. Có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông. Đúng phải là: có hai người con là phi tần của vua Trần Dụ Tông
  • B. Ông dần vươn lên nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình. Đúng phải là: Chức vụ cao nhất mà ông từng nắm là Thượng thư Bộ Công
  • C. Hồ Quý Ly sinh năm 1356 và mất năm 1427. Đúng phải là: 1336 và 1407
  • D. Không có chi tiết nào

Câu 19: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã

  • A. tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.
  • B. giúp Đại Việt giữ vững vị thế là cường quốc hùng mạnh nhất khu vực châu Á.
  • C. tăng cường tiềm lực đất nước, góp phần vào chiến thắng chống quân Minh.
  • D. giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội Đại Việt đương thời.

Câu 20: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành:

  • A. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên
  • B. 24 lộ, phủ, châu
  • C. 12 lộ, phủ, châu
  • D. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô

Câu 21: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

  • A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
  • B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
  • C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.
  • D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.

Câu 22: Ở thời vua Lê Thánh Tông, dưới đạo thừa tuyên là:

  • A. Phủ, huyện, châu và xã
  • B. Tỉnh, phủ, huyện và làng
  • C. Huyện, xã, thôn
  • D. Quận, phường, phố

Câu 23: Vua Minh Mạng lên ngôi hoàng đế năm nào?

  • A. 1802
  • B. 1832
  • C. 1820
  • D. 1840

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông?

  • A. Nhiều khoa thi được tổ chức, chọn được nhiều người tài. Vua cũng đặt ra lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại
  • B. Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt
  • C. Nếu có xung đột giữa quan và dân thì sẽ xử lý theo nguyên tắc: dân làm sai thì dân chịu tội, quan làm sai thì quan xin lỗi dân
  • D. Vua Lê Thánh Tông chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước

Câu 25: Ở thời vua Lê Thánh Tông, quan lại trong bộ máy nhà nước được tuyển chọn chủ yếu thông qua:

  • A. Chỉ định của nhà vua
  • B. Việc mua bán chức tước
  • C. Cha truyền con nối
  • D. Khoa cử

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.