CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp bước đầu bị phá sản bởi
- A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
- B. Chiến dịch Biên Giới 1950.
-
C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.
- D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 2: Ngày 19-12-1947, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Toàn bộ quân Pháp ở Việt Bắc bị tiêu diệt, chiến dịch Việt Bắc thu - đông thắng lợi.
-
B. Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc thu - đông thắng lợi.
- C. Quân Pháp đề ra kế hoạch đánh lâu dài.
- D. Kỉ niệm 1 năm ngày phát động cuộc toàn quốc kháng chiến.
Câu 3: Trong cuộc chiến đấu ở đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 – đầu năm 1947, nơi kìm chân địch lâu nhất là
-
A. Hà Nội.
- B. Huế.
- C. Hải Phòng.
- D. Vinh.
Câu 4: Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
- A. chiến dịch Thượng Lào năm 1954.
- B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
-
C. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
- D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm năm 1954.
Câu 5: Trận đánh mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam diễn ra ở
- A. Thất Khê.
- B. Cao Bằng.
-
C. Đông Khê.
- D. Đình Lập.
Câu 6: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông Biên giới Việt - Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc là mục tiêu của chiến dịch
-
A. Biên giới thu - đông 1950.
- B. Việt Bắc thu - đông 1947.
- C. Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952.
- D. Điện Biên Phủ 1954.
Câu 7: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp và quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là
-
A. Đảng Lao động Việt Nam.
- B. Đảng Dân chủ Đông Dương.
- C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
- D. Đảng Dân chủ Việt Nam.
Câu 8: Mặt trận Liên Việt ra đời vào thời gian nào?
- A.3-1951.
- B. 2-1951.
- C. 11-3-1950.
-
D. 11-3-1951.
Câu 9: Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp vào tháng 12-1946 vì
- A. lợi dụng thời điểm Pháp đang trên đà thất bại, ta đánh đuổi pháp về nước.
-
B. ta không thể tiếp tục nhân nhượng Pháp khi Pháp có hành động xâm lược ngày càng trắng trợn.
- C. có sự ủng hộ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc giúp ta đủ lực đánh Pháp.
- D. Mỹ đã bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Việt Nam.
Câu 10: Thắng lợi lớn nhất mà ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là
- A. loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 địch.
- B. bộ đội ta trưởng thành hơn trong chiến đấu.
-
C. quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- D. giải phóng vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập.
Câu 11: Điểm khác biệt của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947) và chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) là gì?
-
A. Là thắng lợi quân sự lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp.
- B. Là chiến thắng diễn ra vô cùng nhanh chóng.
- C. Là chiến thắng làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve.
- D. Là chiến thắng buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)?
-
A. Do sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
- B. Do toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu.
- C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- D. Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)?
- A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.
- B. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ.
- C. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.
-
D. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
Câu 14: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?
- A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
-
B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
- C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
- D. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951-1952.
Câu 15: Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, những trận phục kích tiêu biểu của quân dân Việt Nam trên sông Lô là
-
A. trận Đoan Hùng, Khe Lau.
- B. trận Đèo Bông Lau.
- C. trận Thất Khê.
- D. trận Chợ Đồn, chợ Rã.
Câu 16: Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
- A. Hồ Chí Minh.
- B. Hoàng Văn Thái.
-
C. Võ Nguyên Giáp.
- D. Văn Tiến Dũng.
Câu 17: Chính sách thực dân Pháp tăng cường từ sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 ở Việt Nam là
- A. “Phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ”.
- B. “Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước”.
- C. “Tập trung quân Âu Phi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai”.
-
D. “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Câu 18: Tên một chiến sĩ anh hùng và quả cảm trong chiến dịch tấn công căn cứ điểm Đông Khê sáng 16-9-1950?
- A. La Văn Cầu.
- B. Phan Đình Giót.
- C. Bế Văn Đàn.
-
D. Vừ A Dính.
Câu 19: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
-
A. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.
- B. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.
- C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.
- D. án ngữ hành lang Đông – Tây của Thực dân Pháp.
Câu 20: “Hành lang Đông - Tây” mà Pháp thiết lập trong Kế hoạch Rơve nối liền 4 tỉnh
- A. Lạng Sơn - Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình.
- B. Hòa Bình - Sơn La - Hà Nội - Hải Dương.
-
C. Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La.
- D. Hòa Bình - Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng.