Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích những sai lầm, khuyết điểm trong đường lối xây dựng đất nước tại
- A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V.
-
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI.
- C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.
- D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.
Câu 2: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện với tinh thần
- A. phê bình về những sai lầm chủ quan, nóng vội.
- B. duy trì cơ chế quản lí hành chính, bao cấp.
- C. vũ trang toàn Đảng, toàn dân, toàn quân những kiến thức về chủ nghĩa xã hội.
-
D. nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật.
Câu 3: Nội dung của công cuộc Đổi mới được đề ra tại Đại hội đại biểu lần thứ VI được bổ sung, phát triển tại
- A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006).
-
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991).
- C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960).
- D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976).
Câu 4: Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào?
- A. Chính trị.
-
B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Xã hội.
Câu 5: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức vào thời gian nào?
- A. Tháng 05-1991.
- B. Tháng 04-1991.
-
C. Tháng 06-1991.
- D. Tháng 03-1991.
Câu 6: Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. 2006 đến nay.
- B. 1996-2006.
-
C. 1986-1995.
- D. 1975-1986.
Câu 7: Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. 2006 đến nay.
-
B. 1996-2006.
- C. 1986-1995.
- D. 1975-1986.
Câu 8: Chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động, mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội là nội dung về văn hóa – xã hội của công cuộc Đổi mới giai đoạn nào?
- A. 2006 đến nay.
-
B. 1996-2006.
- C. 1986-1995.
- D. 1975-1986.
Câu 9: Giai đoạn nào tạo cơ sở vững chắc để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước phát triển trong thời gian tiếp theo?
- A. 2006 đến nay.
- B. 1996-2006.
- C. 1975-1986.
-
D. 1986-1995.
Câu 10: Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là nội dung về
-
A. quốc phòng – an ninh.
- B. văn hóa – xã hội.
- C. đối ngoại.
- D. chính trị.
Câu 11: Hoàn cảnh lịch sử chủ quan nào khiến Đảng ta phải thực hiện Đổi mới năm 1986?
- Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1985) gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng.
- Ta mắc phải sai lầm về chủ trương chính sách, chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.
Ý đúng là?
-
A. (2) và (3).
-
B. (1).
-
C. (1), (2) và (3).
-
D. (1) và (2).
Câu 12: Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?
-
A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước.
-
B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
-
C. Không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp.
-
D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 13: Hai công trình có quy mô lớn và quan trọng ở nước ta, mặc dù được xây dựng trong hai thế kỉ khác nhau nhưng cùng mang một tên gọi. Đó là
-
A. Đường sắt thống nhất Bắc – Nam.
-
B. Đường Trường Sơn.
-
C. Đường Hồ Chí Minh trên biển.
-
D. Đường Hồ Chí Minh.
Câu 14: Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là
-
A. Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội.
-
B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
-
C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển.
-
D. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội.
Câu 15: Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?
-
A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước.
-
B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội.
-
C. Không phải là thay đổi mục tiêu Chủ nghĩa xã hội mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp.
-
D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về kinh tế giai đoạn 1986-1995?
-
A. Hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
- B. Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu, bao cấp.
- C. Hình thành cơ chế thị trường, phát triển hàng hóa nhiều thành phần xã hội chủ nghĩa.
- D. Chủ trương hội nhập về kinh tế quốc tế.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về chính trị giai đoạn 1986-1995?
- A. Xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- B. Cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan luật pháp.
-
C. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng – an ninh với kinh tế.
- D. Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về văn hóa – xã hội giai đoạn 1986-1995?
- A. Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân.
- B. Tạo điều kiện để người lao động có việc làm, cải thiện điều kiện lao động.
- C. Xây dựng nền văn hóa mới, phong phú và đa dạng.
-
D. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều tăng.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là đổi mới về quốc phòng – an ninh giai đoạn 1986-1995?
- A. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân.
- B. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng.
- C. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng – an ninh.
-
D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Câu 20: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 04-2006) thực hiện mục tiêu
-
A. “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- B. “chuẩn bị những tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
- C. “tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
- D. “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở - kĩ thuật hiện đại”.