Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ tháng 09-1945 đến tháng 12-1946?
-
A. Thúc đẩy hình thành mặt trận thế giới đoàn kết với Việt Nam.
- B. Khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- C. Chủ động triển khai hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc.
- D. Thực hiện chủ trương “hòa để tiến”, kí Hiệp định Sơ bộ, kí Tạm ước.
Câu 2: Mục đích chung của Hiệp định Sơ bộ (06-03-1946) và Tạm ước (14-09-1946) là
- A. tạo điều kiện để nuôi quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai về nước.
- B. tránh tình trạng phải đương đầu với nhiều kẻ thù một lúc.
- C. kéo dài thời gian để tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.
-
D. kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài trước mắt.
Câu 3: Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đâu không phải là hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
- A. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới.
- B. Tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hòa bình thế giới.
-
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước tư bản chủ nghĩa.
- D. Thể hiện thiện chí hòa bình.
Câu 4: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đã
- A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
- B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền.
-
C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.
- D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mỹ vào chiến tranh Đông dương.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1964?
-
A. Thúc đẩy hình thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- B. Đấu tranh chống lại các chính sách và hành động phá hoại hiệp định của Mỹ - Diệm.
- C. Tăng cường đoàn kết ba dân tộc Đông Dương.
- D. Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước vừa giành được đọc o lập.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1965-1975?
- A. Tuyên truyền tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
- B. Tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược và tội ác và Mỹ và Chính quyền Sài Gòn.
- C. Thúc đẩy hình thành phong trào nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới chống chiến tranh, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
-
D. Củng cố mặt trận đoàn kết ba nước Việt – Miên – Lào.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1985?
- A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 30 nước thuộc nhóm các nước phong trào không liên kết.
- B. Phát triển quan hệ với Ấn Độ và một số nước A-rập.
- C. Tích cực và chủ động tham gia thực hiện các mục tiêu của Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ V, VI và VII.
-
D. Thiết lập được quan hệ với 5 nước thành viên ASEAN.
Câu 8: Trọng tâm hoạt động đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là
- A. giải quyết nạn đói.
-
B. phục vụ cho kháng chiến.
- C. giải quyết nạn dốt.
- D. vận động nhân dân kháng chiến.
Câu 9: Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa vào thời gian nào?
- A. Từ năm 1940 đến năm 1955.
- B. Từ năm 1951 đến năm 1954.
-
C. Từ năm 1950 đến năm 1954.
- D. Từ năm 1945 đến năm 1954.
Câu 10: Ngày 08-05-1954, ai là người thuộc phái đoàn ngoại giao Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc tế về Đông Dương?
- A. Hồ Chí Minh.
-
B. Phạm Văn Đồng.
- C. Lê Đức Anh.
- D. Trường Chinh.
Câu 11: Hiệp định Giơ-ne-vơ được Phạm Văn Đồng kí kết vào thời gian nào?
- A. Ngày 22-06-1954.
-
B. Ngày 21-07-1954.
- C. Ngày 23-06-1955.
- D. Ngày 20-07-1955.
Câu 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1954-1965 là
- A. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
-
B. Chủ động, tích cực và có những đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến của cả dân tộc.
- C. Trọng tâm phục vụ kháng chiến.
- D. Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, tham gia đại hội sáng lập Hội đồng Hòa bình thế giới.
Câu 13: Chính phủ cách mạng lâm thủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập vào thời gian nào?
- A. Tháng 01-1973.
- B. Tháng 05-1954.
- C. Tháng 07-1955.
-
D. Tháng 06-1969.
Câu 14: Sự phối hợp hoạt động giữa ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam đã góp phần
- A. thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 quốc gia trên thế giới.
-
B. buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- C. tăng cường đoàn kết và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
- D. thúc đẩy hình thành mặt trận thế giới đoàn kết với các quốc gia.
Câu 15: Nhiệm vụ hàng đầu hoạt động đối ngoại của việt Nam giai đoạn 1975-1985 là
- A. Thiết lập ngoại giao với các các quốc gia trên thế giới.
- B. Chống phân biệt chủng tộc, chống chiến tranh xâm lược Việt Nam kết hợp với phong trào nhân dân da trắng Mỹ chống chiến tranh.
-
C. Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- D. Mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước giành được độc lập.
Câu 16: Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào thời gian nào?
-
A. Ngày 26-09-1978.
- B. Ngày 18-07-1977.
- C. Ngày 03-11-1978.
- D. Ngày 20-09-1977.
Câu 17: Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Liên Xô được kí kết vào thời gian nào?
- A. Ngày 07-05-1954.
-
B. Ngày 03-11-1978.
- C. Ngày 18-07-1999.
- D. Ngày 04-09-1978.
Câu 18: Việt Nam và Lào kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác vào năm nào?
- A. Năm 1945.
- B. Năm 1954.
- C. Năm 1946.
-
D. Năm 1977.
Câu 19: “Phải đặc biệt chú ý những điều này: một là thuật ngoại giao là làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực” được trích trong
- A. Tuyên ngôn độc lập.
- B. Cương lĩnh chính trị.
- C. Điều lệ vắn tắt của Đảng.
-
D. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8.
Câu 20: Nhà máy thủy điện nào do Liên xô giúp đỡ Việt Nam xây dựng?
- A. Nhà máy thủy điện Sơn La.
-
B. Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- C. Nhà máy thủy điện Trị An.
- D. Nhà máy thủy điện Đắk Nông.