CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta” sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào?
- A. Mỹ và Trung Quốc.
- B. Mỹ và Anh.
- C. Mỹ và Đức.
-
D. Mỹ và Liên Xô.
Câu 2: Ở bán đảo nào, quân đội Liên xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự?
-
A. Triều Tiên.
- B. Liên Xô.
- C. Mỹ.
- D. Nhật Bản.
Câu 3: Mỹ thực hiện Kế hoạch phục hưng châu Âu (Kế hoạch Mác-san) vào thời gian nào?
- A. Tháng 5-1947.
-
B. Tháng 6-1947.
- C. Tháng 7-1947.
- D. Tháng 8-1947.
Câu 4: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập vào thời gian nào?
-
A. Năm 1949.
- B. Năm 1947.
- C. Năm 1959.
- D. Năm 1937.
Câu 5: Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập vào thời gian nào?
-
A. Năm 1955.
- B. Năm 1957.
- C. Năm 1959.
- D. Năm 1958.
Câu 6: Giai đoạn Trật tự thế giới hai cực I-an-ta suy yếu và đi đến sụp đổ diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến năm 1991.
-
B. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991.
- C. Từ năm 1946 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- D. Từ năm 1946 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 7: Tháng 12-1989, tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải), Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mỹ đã
- A. bàn về việc đi đến chấm dứt Chiến tranh lạnh.
- B. tuyên bố hạn chế chạy đua vũ trang.
-
C. chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
- D. tuyên bố chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
Câu 8: Sự kiện nào dẫn đến Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tan rã?
- A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể.
- B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va ngừng hoạt động.
- C. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
-
D. Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ.
Câu 9: Theo quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945), quân đội của những nước nào sẽ đóng quân ở Đức?
-
A. Anh, Pháp, Mỹ và Liên Xô.
- B. Liên Xô, Mỹ, Canada và Pháp.
- C. Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ.
- D. Anh, Pháp, Mỹ, Pháp, Anh và Canada.
Câu 10: Theo quyết định của Hội nghị I-an-ta, nước nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A. Mỹ.
- B. Anh.
- C. Liên Xô.
- D. Trung Quốc.
Câu 11: Tháng 6-1947, Mỹ thực hiện Kế hoạch Mác-san nhằm mục đích cơ bản là
- A. tập hợp các nước tư bản Tây Âu vào liên minh kiên tế - chính trị với Mỹ.
- B. tạo điều kiện để phục hưng nền kinh tế châu Âu sang Chiến tranh thế giới thứ hai.
- C. thực hiện cam kết của Mĩ đối với quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
-
D. viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.
Câu 12: Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) nhằm mục đích gì?
- A. Tạo ra một cộng đồng kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
- B. Tạo các mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế.
-
C. Thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hóa và khoa học – kĩ thuật.
- D. Tạo ra một cộng đồng kinh tế của các nước Tư bản chủ nghĩa giàu mạnh.
Câu 13: Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va mang tính chất gì ?
-
A. Là một liên minh phòng thủ về quân sự - chính trị của Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm chống lại âm mưu gây chiến của Mỹ và Tây Âu.
- B. Là một liên minh quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa nhằm chống lại “cuộc chiến tranh lạnh” của Mỹ.
- C. Là một tổ chức quân sự - chính trị, kinh tế để bảo vệ thành trì của chủ nghĩa xã hội.
- D. Là một tổ chức đối lập nhau về tư tưởng, chính trị, quân sự giữa Mỹ và Liên Xô.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
- A. Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ làm suy giảm thế mạnh của Mỹ và Liên Xô.
- B. Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
-
C. Nước Mỹ mất vị trí đứng đầu thế giới về kinh tế và tài chính.
- D. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu, Nhật Bản.
Câu 15: Tác động của Trật tự hai cực I-an-ta đối với nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX là
- A. quyết định mọi vấn đề.
- B. nhân tố đầu tiên quyết định.
- C. làm cho quan hệ quốc tế hòa dịu.
-
D. nhân tố hàng đầu chi phối.
Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã tác động đến tình hình thế giới?
- A. Một trật tự thế giới mới dần được hình thành theo xu thế đa cực.
- B. Sự tan rã của Liên Xô đã làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng trên thế giới với ưu thế tạm thời thuộc về Mỹ.
-
C. Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
- D. Mở ra chiều hướng và điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột khu vực như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a,…
Câu 17: “Từ Vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái Đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói của
- A. Ph. Ma-gien-lăng – người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đấy bằng đường biển.
- B. B. Đi-a-xơ – người phát hiện ra điểm cực nam châu Phi.
-
C. nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin (Liên Xô) – người đầu tiên thực hiện chuyến bay của con người vào vũ trụ.
- D. phi hành gia Nây Am-xtroong (Mỹ) – người đầu tiên đặt chân lên về mặt Mặt Trăng.
Câu 18: Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới ?
- A. Mỹ thông qua Kế hoạch Mác-san.
- B. Kế hoạch Mác-san và sự ra đời của khối quân sự NATO.
-
C. Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
- D. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
Câu 19: Nhận xét nào sau đây là đúng khi đánh giá về điểm chung của trật thế giới theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn và Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
- A. Do các cường quốc thắng trận thiết lập nhằm phục vụ lợi ích tối đa của họ.
- B. Phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.
- C. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập.
-
D. Sự sụp đổ của hai trật tự đều dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 20: So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oa-sinh-tơn, Trật tự hai cực I-an-ta có điểm gì khác biệt?
- A. Có một tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
-
B. Tồn tại sự đối lập gay gắt giữa hai hệ thống: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
- C. Do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để phục vụ lợi ích cao nhất của các nước đó.
- D. Hình thành trên cơ sở những quyết định của các hội nghị quốc tế sau chiến tranh thế giới.