Câu 1: Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan
- A. đại biểu của nhân dân địa phương.
-
B. hành chính nhà nước ở địa phương.
- C. tổ chức sản xuất ở địa phương.
- D. bảo vệ nhà nước ở địa phương.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây nói về đặc điểm hoạt động của Hội đồng nhân dân?
- A. Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra mỗi năm ít nhất hai kì.
- B. Xem xét, thông qua các nghị quyết về kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh.
- C. Đưa ra biểu quyết, bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Cơ quan nào dưới đây không là cơ quan chính quyền địa phương?
- A. Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An.
- B. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
C. Trường Đại học Quy Nhơn.
- D. Uỷ ban nhân dân huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Câu 4: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Uỷ ban nhân dân?
- A. Hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
-
B. Hoạt động của tập thể.
- C. Hoạt động của các đoàn thể quần chúng.
- D. Hoạt động của các thành viên Uỷ ban nhân dân.
Câu 5: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Hội đồng nhân dân?
- A. Hoạt động được đảm bảo bằng các kì họp.
- B. Hoạt động thông qua việc tổ chức sản xuất kinh doanh.
-
C. Ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- D. Hoạt động của các Ban và các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Câu 6: Cơ quan nào có trách nhiệm bầu cử Uỷ ban nhân dân các cấp?
-
A. Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- B. Hội đồng nhân dân các cấp.
- C. Quốc hội.
- D. Chủ tịch nước.
Câu 7: Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?
-
A. Cử tri ở địa phương.
- B. Cử tri Quốc hội.
- C. Ủy ban thường vụ.
- D. Quốc hội.
Câu 8: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan
- A. công tác nhà nước ở địa phương.
-
B. quyền lực nhà nước ở địa phương
- C. điều hành sản xuất ở địa phương.
- D. quản lí nhà nước ở địa phương.
Câu 9: Công dân cần làm gì để bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương?
- A. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương.
- B. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.
- C. Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan chính quyền địa phương?
-
A. Hội đồng nhân dân xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- B. Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng.
- C. Toà án nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- D. Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Câu 11: Hoạt động của Ủy ban nhân dân là
- A. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- B. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
- C. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật quyết định.
-
D. Cả B và C đều sai.
Câu 12: Uỷ ban nhân dân có chức năng gì?
- A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
- B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- C. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Vì sao mỗi công dân cần có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng chính quyền địa phương?
- A. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân dân.
- B. Ý kiến của nhân dân là thước đo chính xác nhất để chính quyền địa phương tiếp thu ý kiến và có những giải pháp sửa đổi cụ thể.
-
C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai.
Câu 14: Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?
-
A. Do cử tri ở địa phương bầu ra.
- B. Do công dân ở địa phương bầu ra.
- C. Do cán bộ địa phương bầu ra.
- D. Do tất cả nhân dân ở địa phương bầu ra.
Câu 15: Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính ngầm mấy cấp cơ bản?
- A. 2.
-
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 16: Khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương Uỷ ban nhân dân hoạt động theo nguyên tắc nào?
- A. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo.
- B. Nguyên tắc cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng.
- C. Nguyên tắc tự quyết.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 17: Anh C làm hồ sơ dự tuyển vào một công ty nên anh chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo quy định. Nhưng khi anh A chuẩn bị đến Uỷ ban nhân dân xã để chứng thực bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và giấy khai sinh thì chị A lại nói Uỷ ban nhân dân không có quyền chứng thực các giấy tờ này. Anh C băn khoăn không biết Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh hay không?
Hãy giúp anh C giải quyết nỗi băn khoăn này.
- A. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì Hội đồng nhân dân có thẩm quyền để chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh.
-
B. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh.
- C. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền để chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh.
- D. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì Nhà nước có thẩm quyền để chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh.
Câu 18: Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gì với cử tri?
- A. Chịu sự giám sát của cử tri.
- B. Có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân.
- C. Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Là học sinh, em và các bạn cần làm gì để góp phần xây dựng chính quyền địa phương?
- A. Tham gia tích cực các hoạt động tập thể ở địa phương như: sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; thể dục thể thao, hoạt động từ thiện...
- B. Tham gia tuyên truyền việc thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
- C. Tham gia bầu cử HĐND các cấp khi đủ tuổi.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng gì sau đây?
- A. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
- B. Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
- C. Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 21: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm những thành phần nào?
- A. Chủ tịch.
- B. Phó Chủ tịch.
- C. Thường trực Hội đồng nhân dân.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.