Câu 1: Theo em, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp?
- A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương, không cần căn cứ vào Hiến pháp.
- B. Không được trái với quy định của Hiến pháp.
-
C. Có mối quan hệ chặt chẽ với Hiến pháp.
- D. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp.
Câu 2: Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về Hiến pháp?
-
A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.
- B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
- C. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện.
- D. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của Nhà nước.
Câu 3: Các quy định của Hiến pháp là nguồn là cơ sở, căn cứ cho tất cả các
- A. Hoạt động.
- B. Văn bản.
-
C. Ngành luật.
- D. Ngành kinh tế.
Câu 4: Khi soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo
- A. Trình tự và thủ tục đặc biệt.
- B. Đa số biểu quyết.
- C. Luật hành chính.
-
D. Sự hướng dẫn của chính phủ.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây là không tuân thủ Hiến pháp?
- A. Ông B là cán bộ nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
- B. Anh D chủ động tham gia hoạt động phòng chống tham nhũng.
-
C. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.
- D. Bà T tích cực tuyên truyền chính sách của Nhà nước trong khu dân cư.
Câu 6: Nội dung nào sau đây là hành vi hợp pháp?
- A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
- B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
- C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
-
D. Cả A,B, C đều đúng.
Câu 7: Thực hiện pháp luật là
- A. hành vi hợp pháp của mỗi cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.
- B. hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của hiến pháp, pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.
-
C. hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.
- D. hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống kinh tế - xã hội.
Câu 8: Thực hiện pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm việc nào dưới đây?
- A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
- B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
-
C. Làm những việc theo sở thích của mình.
- D. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
Câu 9: Hình thức áp dụng pháp luật do chủ thể nào dưới đây thực hiện?
- A. Cán bộ nhà nước.
- B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
- D. Mọi cơ quan, công chức nhà nước.
Câu 10: Tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất được gọi là gì?
- A. Chế định pháp luật.
- B. Ngành luật.
- C. Quy phạm pháp luật.
-
D. Hệ thống pháp luật.
Câu 11: Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?
-
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 12: Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?
- A. Hiến pháp.
- B. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- C. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản pháp luật?
- A. Luật Phòng, chống ma tuý.
- B. Luật Bình đẳng giới.
-
C. Nội quy công viên.
- D. Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Câu 14: Nhân dân thực hiện dân chủ bằng những hình thức nào?
- A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ thuần tuý.
- B. Dân chủ hình thức và dân chủ gián tiếp.
-
C. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
- D. Dân chủ đại diện và dân chủ hình thức.
Câu 15: Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là gì?
-
A. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức mình.
- B. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho nhà nước.
- C. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho Quốc hội.
- D. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho nhân dân.
Câu 16: Mỗi học sinh cần phải làm gì để thực hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị?
- A. Có nhận thức đúng đắn về chế độ chính trị.
- B. Nghiêm túc thực hiện những quy định liên quan của Hiến pháp.
- C. Tích cực phê phán các hành vi đi ngược lại các quy định của Hiến phấp về chế độ chính trị.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Việc làm nào sau đây thể hiện được nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?
- A. Điều chỉnh mọi hành vi của mình phù hợp với những nội dung trong Hiến pháp và pháp luật.
- B. Luôn lấy những quy định trong Hiến pháp, pháp luật làm chuẩn mực để suy nghĩ, hành động.
- C. Thực hiện tốt trách nhiệm của một công dân, hiểu và luôn tự ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan
- A. công tác nhà nước ở địa phương.
-
B. quyền lực nhà nước ở địa phương
- C. điều hành sản xuất ở địa phương.
- D. quản lí nhà nước ở địa phương.
Câu 19: Công dân cần làm gì để bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương?
- A. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương.
- B. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.
- C. Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan chính quyền địa phương?
-
A. Hội đồng nhân dân xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- B. Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng.
- C. Toà án nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- D. Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Câu 21: Chủ tịch nước chịu trách nhiệm về
- A. đối nội và đối ngoại.
- B. công thương.
- C. thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.
-
D. A và C đều đúng.
Câu 22: Viện Kiểm sát nhân dân là
- A. thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động lập pháp.
- B. thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động hiến pháp.
-
C. thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- D. thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động sai trái.
Câu 23: Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là
- A. bão vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
-
B. bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thông nhất.
- C. bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- D. bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ dân chủ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thông nhất.
Câu 24: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Uỷ ban nhân dân?
- A. Hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
-
B. Hoạt động của tập thể.
- C. Hoạt động của các đoàn thể quần chúng.
- D. Hoạt động của các thành viên Uỷ ban nhân dân.
Câu 25: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Hội đồng nhân dân?
- A. Hoạt động được đảm bảo bằng các kì họp.
- B. Hoạt động thông qua việc tổ chức sản xuất kinh doanh.
-
C. Ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- D. Hoạt động của các Ban và các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Câu 26: Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không bao gồm tổ chức chính trị - xã hội nào dưới đây?
-
A. Hội Nhà báo Việt Nam.
- B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- C. Hội Nông dân Việt Nam.
- D. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Câu 27: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mấy nguyên tắc cơ bản?
- A. 2.
-
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 28: Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị là gì?
- A. Là hạt nhân của hệ thống chính trị.
- B. Vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
- C. Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 29: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, các quan hệ chính trị giữa các thành tố cấu thành được xác lập theo cơ chế nào dưới đây?
-
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.
- B. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát.
- C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
- D. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra.
Câu 30: Tổ chức nào dưới đây nằm trong hệ thống chính trị nước ta?
- A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- C. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 31: Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là
-
A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- B. Các quyền con người, quyền công dân.
- C. Quyền cơ bản của công dân.
- D. Việc thực hiện quyền công dân.
Câu 32: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại đâu?
- A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.
- B. Chương II của Hiến pháp năm 2013.
-
C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.
- D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013.
Câu 33: Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người?
- A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối xử.
- B. Mọi người đều có quyền sống.
- C. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo quy định của luật.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 34: Nhiệm vụ không phải của Chính phủ là
- A. Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật.
-
B. Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia.
- C. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.
- D. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.
Câu 35: Tòa án xét xử A tại phiên tòa và ra bản án buộc tội A về “Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” thể hiện nhiệm vụ gì của Tòa án nhân dân?
- A. Có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người.
- B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
- C. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 36: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
-
A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính phổ cập.
- C. Tính rộng rãi.
- D. Tính nhân văn.
Câu 37: Nội dung nào dưới đây là dấu hiệu phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức và quy phạm xã hội khác?
- A. Pháp luật mang tính xã hội và tính nhân dân sâu sắc.
-
B. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
- C. Pháp luật là quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ trong xã hội trong đất nước.
- D. Pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 38: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Hiến pháp về kinh tế.
- A. Công ty tư nhân của anh M luôn bình đẳng với các công ty khác trước pháp luật.
-
B. Doanh nghiệp tư nhân của ông T luôn cạnh tranh không lành mạnh về thương hiệu sữa với Công ty F.
- C. Công ty cổ phần của ông K luôn hợp tác tốt với các đối tác.
- D. Hợp tác xã X và Công ty V luôn hỗ trợ nhau trong kinh doanh.
Câu 39: Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm mục đích gì?
- A. Đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân.
- B. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng.
- C. Đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốC.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về văn hoá?
- A. Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của nhân dân.
-
B. Phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
- C. Xây dựng con người Việt Nam đủ đức và đủ tài.
- D. Xây dựng con người Việt Nam có văn hoá, giàu lòng yêu nước.