Câu 1: Chức năng không phải của Chính phủ là
- A. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
- B. Thống nhất quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.
-
C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
- D. Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Câu 2: Hoạt động của Chính phủ thể hiện qua mấy hình thức?
- A. 2.
-
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 3: Toà án nhân dân là cơ quan nào dưới đây trong bộ máy nhà nước?
- A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
B. Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- C. Cơ quan điều tra tội phạm để đưa ra xét xử.
- D. Cơ quan đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.
Câu 4: Văn bản pháp luật các cơ quan nào ban hành?
- A. Quốc hội.
-
B. Nhà nước.
- C. Chính phủ.
- D. Chủ tịch nước.
Câu 5: Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định phạt tiền từ 1 000 000 đồng đến 1 500 000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Được biết, Điều 20 Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt này là từ 500 000 đồng đến 1 000 000 đồng.
Việc Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây có phù hợp với Nghị định của Chính phủ hay không? Vì sao?
- A. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản hiến pháp để đưa ra mức xử lí phù hợp.
- B. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
-
C. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
- D. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính không phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X d dã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
Câu 6: Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù được gọi là gì?
-
A. Ngành luật.
- B. Chế định pháp luật.
- C. Quy phạm pháp luật.
- D. Hệ thống pháp luật.
Câu 7: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu với mục đích gì?
- A. Nhằm nâng cao trình độ nhận thức, năng lực trí tuệ của nhân dân.
- B. Phát triển nguồn nhân lực đất nước.
- C. Bồi dưỡng nhân tài góp phần xây dựng đất nước.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Hiến pháp về kinh tế.
- A. Công ty tư nhân của anh M luôn bình đẳng với các công ty khác trước pháp luật.
-
B. Doanh nghiệp tư nhân của ông T luôn cạnh tranh không lành mạnh về thương hiệu sữa với Công ty F.
- C. Công ty cổ phần của ông K luôn hợp tác tốt với các đối tác.
- D. Hợp tác xã X và Công ty V luôn hỗ trợ nhau trong kinh doanh.
Câu 9: Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm mục đích gì?
- A. Đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân.
- B. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng.
- C. Đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốC.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về văn hoá?
- A. Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của nhân dân.
-
B. Phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
- C. Xây dựng con người Việt Nam đủ đức và đủ tài.
- D. Xây dựng con người Việt Nam có văn hoá, giàu lòng yêu nước.
Câu 11: Hoạt động của Ủy ban nhân dân là
- A. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- B. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
- C. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật quyết định.
-
D. Cả B và C đều sai.
Câu 12: Uỷ ban nhân dân có chức năng gì?
- A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
- B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- C. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Vì sao mỗi công dân cần có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng chính quyền địa phương?
- A. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân dân.
- B. Ý kiến của nhân dân là thước đo chính xác nhất để chính quyền địa phương tiếp thu ý kiến và có những giải pháp sửa đổi cụ thể.
-
C. A và B đều đúng.
- D. A và B đều sai.
Câu 14: Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?
-
A. Do cử tri ở địa phương bầu ra.
- B. Do công dân ở địa phương bầu ra.
- C. Do cán bộ địa phương bầu ra.
- D. Do tất cả nhân dân ở địa phương bầu ra.
Câu 15: Đâu là hành vi thực hiện pháp luật theo hình thức tuân thủ pháp luật?
-
A. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.
- B. Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.
- C. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
- D. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện pháp luật?
- A. Công ty M xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy trình kỹ thuật môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
- B. Chị Dung chấp hành luật giao thông, vừa an tòan cho bản thân, vừa an tòan cho mọi người đi đường.
-
C. Ông K xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông Q.
- D. Tòa án ra quyết định phạt cải tạo không giam giữ đối với đối tượng trộm cắp tài sản.
Câu 17: Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép mà không bị ép buộc phải thực hiện?
-
A. Sử dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
Câu 18: Hình thức thực hiện pháp luật mà các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm được gọi là gì?
-
A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Sử dụng pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
Câu 19: Mỗi học sinh cần làm gì để tuân thủ đúng Hiến pháp?
-
A. Tham gia bảo vệ tổ quốc, trật tự xã hội.
- B. Tiết lộ bí mật quốc gia.
- C. Không chấp hành các quy định nơi công cộng.
- D. Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
Câu 20: Mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?
- A. Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp.
- B. Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp.
- C. Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 21: Theo em, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp?
- A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương, không cần căn cứ vào Hiến pháp.
- B. Không được trái với quy định của Hiến pháp.
-
C. Có mối quan hệ chặt chẽ với Hiến pháp.
- D. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp.
Câu 22: Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về Hiến pháp?
-
A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.
- B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
- C. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện.
- D. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của Nhà nước.
Câu 23: Ngày 18/10/2021, Toà án nhân dân huyện D đã mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, C đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt của anh B 30 triệu đồng. Hành vi của C phải chịu xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự, có thể phải chịu phạt cảnh cáo đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Căn cứ vào đâu Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C?
- A. Căn cứ Hiến pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
-
B. Căn cứ Pháp luật nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
- C. Căn cứ Lập hiến nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
- D. Căn cứ Tư pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
Câu 24: Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?
-
A. Nhà nước.
- B. Hội đồng nhân dân.
- C. Quốc hội.
- D. Chủ tịch nước.
Câu 25: Luật Phòng, chống ma tuý quy định nghiêm cấm các hành vi sản xuất, tàng trữ vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý, người nào có hành vi vi phạm sẽ bị xử li vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
-
B. Tính quyền lực.
- C. Tính nghiêm minh.
- D. Tính hình thức.
Câu 26: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013?
- A. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.
-
B. Các quyền về chính trị, dân sự.
- C. Các quyền về kinh tế, văn hoá.
- D. Các quyền về kinh tế, dân sự.
Câu 27: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chủ thể nào sau đây?
- A. Chính phủ.
- B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
- C. Các cơ quan chức năng.
-
D. Nhà nước và mọi công dân.
Câu 28: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?
-
A. Bảo vệ và bảo đảm.
- B. Bảo vệ và duy trì.
- C. Duy trì và phát triển.
- D. Duy trì và bảo đảm.
Câu 29: Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?
- A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
- B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
- C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.
-
D. Cả A, và B đều đúng.
Câu 30: Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật
-
A. được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
- B. phải có trách nhiệm với cộng đồng.
- C. phải có nghĩa vụ với cộng đồng.
- D. được hưởng tất cả quyền mình muốn.
Câu 31: Những việc công dân cần làm để thực hiện nghĩa vụ xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam là
- A. Chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức.
- B. Ban hành và thực hiện luật công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
- C. Xây dựng đạo đức nghề nghiệp và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 32: Nhận định nào dưới đây của bạn A đúng khi phát biểu về đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam?
-
A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo.
- C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
- D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động.
Câu 33: Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức thành viên của tổ chức chính trị – xã hội nào dưới đây?
- A. Nhà nước.
- B. Mặt trận Tổ quốc.
-
C. Quốc hội.
- D. Công đoàn.
Câu 34: Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?
- A. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- B. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng.
- C. Quyết định đặc xá.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 35: Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định là nhiệm vụ của
- A. Chủ tịch nước.
-
B. Chính phủ.
- C. Quốc hội.
- D. Chính quyền địa phương.
Câu 36: Hội đồng Bầu cử quốc gia được thành lập lần đầu tiên vào thời gian nào?
-
A. Tháng 11/2015.
- B. Tháng 10/2015.
- C. Tháng 11/2016.
- D. Tháng 10/2016.
Câu 37: Lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiến pháp?
- A. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
-
B. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.
- C. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
- D. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.
Câu 38: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng mấy hình thức cơ bản?
-
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 39: Uỷ ban nhân dân xã B đã tích cực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đồng nhân dân. Nhưng anh G lại thấy đây là hoạt động không cần thiết vì đó là hoạt động tự nguyện của mỗi người.
Hãy nhận xét hành động của Uỷ ban nhân dân xã B.
-
A. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
- B. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng nghĩa vụ khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
- C. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
- D. Uỷ ban nhân dân xã B chưa thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
Câu 40: Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị
- A. Cảnh cáo.
-
B. Nghiêm trị.
- C. Nhắc nhở.
- D. Cải tạo nhân cách.