Câu 1: Biểu hiện không phải của sử dụng pháp luật là
- A. Thanh tra giao thông xử phạt người buôn bán, lấn chiếm vỉa hè.
-
B. Người kinh doanh bán đúng hàng hóa đã đăng kí.
- C. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên.
- D. Nhân viên công ty tố cáo người lấy trộm tài sản của công ty.
Câu 2: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là không thực hiện pháp luật?
- A. Không buôn bán hàng cấm.
- B. Nộp thuế đúng thời hạn quy định.
-
C. Xả nước thải sản xuất chưa qua xử lí vào sông, hồ.
- D. Kinh doanh đúng mặt hàng đăng kí.
Câu 3: Thực hiện pháp luật là việc làm thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan được thực hiện theo mấy hình thức?
- A. 2.
- B. 3.
-
C. 4.
- D. 5.
Câu 4: Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình là đặc điểm của hình thức thực hiện pháp luật nào?
- A. Tuân thủ pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
-
C. Sử dụng pháp luật.
- D. Áp dụng pháp luật.
Câu 5: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ này nhà nước
- A. Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
-
B. Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước.
- C. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 6: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm cơ bản?
-
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 7: Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân là
- A. Chính phủ.
- B. Chủ tịch nước.
-
C. Quốc hội.
- D. Tòa án nhân dân.
Câu 8: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng mấy hình thức cơ bản?
-
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 9: Uỷ ban nhân dân xã B đã tích cực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đồng nhân dân. Nhưng anh G lại thấy đây là hoạt động không cần thiết vì đó là hoạt động tự nguyện của mỗi người.
Hãy nhận xét hành động của Uỷ ban nhân dân xã B.
-
A. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
- B. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng nghĩa vụ khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
- C. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
- D. Uỷ ban nhân dân xã B chưa thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
Câu 10: Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị
- A. Cảnh cáo.
-
B. Nghiêm trị.
- C. Nhắc nhở.
- D. Cải tạo nhân cách.
Câu 11: Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?
-
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 12: Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?
- A. Hiến pháp.
- B. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- C. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản pháp luật?
- A. Luật Phòng, chống ma tuý.
- B. Luật Bình đẳng giới.
-
C. Nội quy công viên.
- D. Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Câu 14: Nội dung nào sau đây là ngành luật chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
- A. Luật Nhà nước.
- B. Luật Dân sự.
- C. Luật Tố tụng dân sự.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: Mục đích phát triển nền văn hoá ở Việt Nam theo quy định của Hiến pháp là gì?
- A. Phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- B. Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp biến tinh hoa văn hoá nhân loại.
- C. Xây dựng và phát huy nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
-
D. Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Câu 16: Mục đích, chính sách phát triển nền văn hoá ở Việt Nam là gì?
- A. Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến.
- B. Đậm đà bản sắc dân tộc.
- C. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Hiến pháp năm 2013 quy định vấn đề phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng ở lĩnh nào?
- A. Chính trị.
-
B. Môi trường.
- C. Khoa học.
- D. Công nghệ.
Câu 18: Hành vi nào sau đây không thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về kinh tế.
-
A. Công ty A đã kinh doanh thêm các mặt hàng khác ngoài giấy phép đăng kí.
- B. Gia đình ông A luôn sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của Nhà nước.
- C. Anh F đã tự ý chặt phá rừng phòng hộ của địa phương.
- D. Công ty M khai thác khoảng sản trong phạm vi Nhà nước cho phép.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền chính trị của công dân Việt Nam?
- A. Quyền tự do đi lại và cư trú.
- B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
- C. Quyền tự do kinh doanh.
-
D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Câu 20: Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp là gì?
- A. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người.
- B. Chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi, sự tự do,... của con người.
- C. Thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 21: Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là
-
A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- B. Các quyền con người, quyền công dân.
- C. Quyền cơ bản của công dân.
- D. Việc thực hiện quyền công dân.
Câu 22: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại đâu?
- A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.
- B. Chương II của Hiến pháp năm 2013.
-
C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.
- D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013.
Câu 23: Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức thành viên của tổ chức chính trị – xã hội nào dưới đây?
- A. Nhà nước.
- B. Mặt trận Tổ quốc.
-
C. Quốc hội.
- D. Công đoàn.
Câu 24: Cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 là cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của một nhà nước Việt Nam độc lập đúng nghĩa và cũng là lần đầu tiên, người dân Việt Nam được thể hiện quyền dân chủ thực sự, bầu ra người đại diện của mình trong Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.
Ví dụ trên thuộc nguyên tắc nào của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Đảm bảo tính pháp quyền.
-
B. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- C. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
- D. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Câu 25: Hành động của chủ thể nào dưới đây là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?
-
A. Chị M tố cáo hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.
- B. Ông D khiếu nại về quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông.
- C. Anh P đầu tư vốn và công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất.
- D. Cô N biên soạn tài liệu chuyển đổi kĩ thuật số cho học sinh.
Câu 26: Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không bao gồm tổ chức chính trị - xã hội nào dưới đây?
-
A. Hội Nhà báo Việt Nam.
- B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- C. Hội Nông dân Việt Nam.
- D. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Câu 27: Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
- A. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.
- B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- C. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 28: Hiến pháp quy định nội dung nào sau đây?
- A. Từng vấn đề cụ thể của đất nước.
- B. Các vấn đề cấp bách của quốc gia.
-
C. Những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia.
- D. Mọi vấn đề cụ thể của đất nước.
Câu 29: Nước ta ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm nào?
- A. 1945.
-
B. 1946.
- C. 1947.
- D. 1948.
Câu 30: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 25). Điều luật trên thể hiện nội dung nào trong quy định của Hiến pháp năm 2013?
- A. Chế độ chính trị.
-
B. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- C. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
- D. Khoa học, công nghệ và môi trường.
Câu 31: Pháp luật không quy định về những việc làm nào dưới đây?
- A. Những việc được làm.
-
B. Những việc làm tuỳ theo sở thích.
- C. Những việc phải làm.
- D. Những việc không được làm.
Câu 32: Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?
-
A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
- D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 33: Ngày 18/10/2021, Toà án nhân dân huyện D đã mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, C đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt của anh B 30 triệu đồng. Hành vi của C phải chịu xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự, có thể phải chịu phạt cảnh cáo đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Căn cứ vào đâu Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C?
- A. Căn cứ Hiến pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
-
B. Căn cứ Pháp luật nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
- C. Căn cứ Lập hiến nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
- D. Căn cứ Tư pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
Câu 34: Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?
- A. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- B. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng.
- C. Quyết định đặc xá.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 35: Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định là nhiệm vụ của
- A. Chủ tịch nước.
-
B. Chính phủ.
- C. Quốc hội.
- D. Chính quyền địa phương.
Câu 36: Hội đồng Bầu cử quốc gia được thành lập lần đầu tiên vào thời gian nào?
-
A. Tháng 11/2015.
- B. Tháng 10/2015.
- C. Tháng 11/2016.
- D. Tháng 10/2016.
Câu 37: Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?
-
A. Cử tri ở địa phương.
- B. Cử tri Quốc hội.
- C. Ủy ban thường vụ.
- D. Quốc hội.
Câu 38: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan
- A. công tác nhà nước ở địa phương.
-
B. quyền lực nhà nước ở địa phương
- C. điều hành sản xuất ở địa phương.
- D. quản lí nhà nước ở địa phương.
Câu 39: Công dân cần làm gì để bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương?
- A. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương.
- B. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.
- C. Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 40: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan chính quyền địa phương?
-
A. Hội đồng nhân dân xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- B. Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng.
- C. Toà án nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- D. Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.