Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì I(P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì 1(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu hỏi 1: Trong nền kinh tế, hoạt động nào sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?

  • A. Hoạt động sản xuất.
  • B. Hoạt động phân phối.
  • C. Hoạt động trao đổi.
  • D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 2: Vì sao cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch?

  • A. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
  • B. Tiêu dùng là kết quả của quá trình sản xuất.
  • C. Tiêu dùng là kết quả của hoạt động phân phối.
  • D. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy hoạt động phân phối.

Câu hỏi 3: Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng được gọi là gì?

  • A. Hoạt động sản xuất.
  • B. Hoạt động  phối.
  • C. Hoạt động trao đổi.
  • D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 4: Hoạt động trao đổi có vai trò gì?

  • A. Kết nối sản xuất với tiêu dùng.
  • B. Giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình.
  • C. Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chi C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước

Câu 6: Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế được gọi là gì?

  • A. Chủ thể nhà nước
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể sản xuất.

Câu 7: Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chi C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

  • A. Chủ thể sản xuất.
  • B. Chủ thể tiêu dùng.
  • C. Chủ thể trung gian.
  • D. Chủ thể nhà nước

Câu 8:  Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là gì?

  • A. Thị trường.
  • B. Cơ chế thị trường.
  • C. Kinh tế.
  • D. Hoạt động mua bán.

Câu 9: Thị trường có những chức năng cơ bản nào?

  • A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
  • B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận
  • C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
  • D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế

Câu 10: Đâu không phải là ưu điểm của cơ chế thị trường?

  • A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
  • B. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
  • C. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho  người sản xuất và người tiêu dùng.
  • D. Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Câu 11: Một trong những nhược điểm của cơ chế thị trường là

  • A. Luôn ổn định, bình ổn giá.
  • B. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho  người sản xuất và người tiêu dùng.
  • C. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế.
  • D. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.

Câu 12: Giá cả thị trường là

  • A. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.
  • B. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được quy định bởi người bán.
  • C. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất, lưu thông hàng hoá đó và giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua với người bán.
  • D. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.

Câu 13: Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là gì?

  • A. Kinh phí dự trù
  • B. Ngân sách nhà nước
  • C. Thuế
  • D. Kinh phí phát sinh

Câu 14: Đặc điểm của ngân sách nhà nước là gì?

  • A. Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nước
  • B. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nướcNgân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.
  • C. Ngân sách nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng để chi dùng cho những mục đích đã có trong kế hoạch. Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải đặc trưng của ngân sách nhà nước?

  • A. Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.
  • B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • C. Ngân sách nhà nước được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc giA.
  • D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước

Câu 16:  Nội dung nào dưới đây không đúng quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước?

  • A. Nộp đầy đủ các khoản thuế phải nộp.
  • B. Nộp đúng hạn thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
  • C. Chỉ nộp đầy các khoản thuế khi được yêu cầu hoặc bằng hình thức cưỡng chế của pháp luật.
  • D. Nộp đầy đủ các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của thuế?

  • A. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.  
  • B. Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
  • C. Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. 
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18: Vì sao nhà nước phải thu thuế gián thu?

  • A. Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
  • B. Dễ quản lí vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế.
  • C. Hạn chế được động cơ trốn thuế.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19:  Sản xuất kinh doanh có vai trò gì sau đây?

  • A. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
  • B. Tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh.
  • C. Giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm pháp lí của doanh nghiệp?

  • A. Có tên riêng.
  • B. Có tài sản.
  • C. Có trụ sở giao dịch.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?

  • A. Được nhận nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.
  • B. Vốn đầu tư nhiều do hợp tác xã có nhiều thành viên.
  • C. Hạn chế được rủi ro khi tham gia sản xuất, kinh doanh.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Quá trình sử dụng lao động, vốn, kĩ thuật,... để tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận được gọi là gì?

  • A. Sản xuất tiêu dùng.
  • B. Sản xuất kinh doanh.
  • C. Sản xuất công nghiệp.
  • D. Sản xuất thủ công.

Câu 23: Nền kinh tế nước ta có mấy mô hình sản xuất kinh doanh chính?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 24: Hình thức sản xuất kinh doanh với các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh được gọi là gì?

  • A. Mô hình kinh tế hộ gia đình.
  • B. Mô hình kinh tế hợp tác xã.
  • C. Mô hình kinh tế doanh nghiệp.
  • D. Mô hình kinh tế khác.

Câu 25: Nội dug nào sau đây thể hiện đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình?

  • A. Lĩnh vực hoạt động: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ.
  • B. Quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ.
  • C. Chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 26: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng?

  • A. Nhượng quyền sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định.
  • B. Mức lãi suất cho vay được thỏa thuận giữa người cho vay và người vay.
  • C. Dựa trên sự tin tưởng.
  • D. Khi đến hạn người vay trả đủ tiền lãi sẽ được kéo dài thêm thời hạn cho vay.

Câu 27: Ý nào dưới đây thể hiện bản chất của quan hệ tín dụng?

  • A. Là quan hệ vay mượn có lãi hoặc không có lãi.
  • B. Nhường quyền sở hữu một lượng tiền cho người khác.
  • C. Quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người vay trong một thời gian nhất định có hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
  • D. Cho người khác sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi để được hưởng tiền lãi.

Câu 28: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tín dụng?

  • A. Tín dụng là hoạt động người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.
  • B. Khi tham gia hoạt động tin dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lãi thi trả thế nào cũng được  
  • C. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể dựa vào khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay tiền để tin tưởng đưa ra quyết định cho vay.
  • D. Không nên mang tiền cho vay vì dễ gặp rủi ro.

Câu 29: Chính sách trợ vốn ngân hàng của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ đến trường.
  • B. Có thêm cơ hội tim được việc làm.
  • C. Có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 30: Tín dụng có vai trò gì sau đây?

  • A. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.
  • B. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nước.
  • C. Huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 31: Vay thế chấp hoặc vay tín chấp có thể được tiến hành theo mấy hình thức chính?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 32: Tín dụng ngân hàng được chia làm mấy loại cơ bản?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 33: Tín dụng với quan hệ bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế được gọi là gì?

  • A. Tín dụng thương mại.
  • B. Tín dụng ngân hàng
  • C. Tín dụng nhà nước.
  • D. Hình thức tín dụng khác.

Câu 34: Có bao nhiêu bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5

Câu 35: Đâu là thói quen đúng về cách sử dụng tiền hợp lí?

  • A. Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
  • B. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.
  • C. Không lãng phí thức ăn, điện, nước.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 36: Do đặt ra kế hoạch có một khoản tiền 200 000 đồng để thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần cùng các bạn trong lớp nên D dự định sẽ nghỉ học hai buổi để phụ giúp việc bán hàng cho bác B đầu ngõ để lấy tiền công. Theo em, B nên làm gì?

  • A. cân đối lại việc chi tiêu của bản thân.
  • B. nghỉ học hai buổi để phụ giúp việc bán hàng cho bác B.
  • C. không thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần nữA.
  • D. lấy tiền của bố mẹ để đi chơi.

Câu 37: Đặc điểm của lập kế hoạch tài chính cá nhân thể hiện ở nội dung nào sau đây?

  • A. Lập kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,...
  • B. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về phát triển tài chính cá nhân.
  • C. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 39: Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính hiện đại.
  • D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 40: Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • C. Tính nhân dân.
  • D. Tính nghiêm túc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập