Trắc nghiệm Hóa học 10 cánh diều kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Propane (C3H8) là một hydrocarbon phổ biến thường được dùng làm nhiên liệu do quá trình cháy giải phóng lượng nhiệt lớn. Khi đốt cháy 1 mol propane thì giải phóng −2219,2 kJ nhiệt lượng. Nhiệt tạo thành chuẩn của propane là (biết nhiệt tạo thành chuẩn của H2O(l) = −285,8 kJ/ mol; CO2(g) = −393,5 kJ/mol).

  • A. +212,2 kJ.
  • B. +1539,9 kJ.
  • C. -104,5 kJ
  • D. -1539,9 kJ.

Câu 2: Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là

  • A. HCl
  • B. HF
  • C. HI
  • D. HBr

Câu 3: Khi đốt cháy glucose (C6H12O6) thấy giải phóng -2816 kJ/mol nhiệt lượng ở 25oC. Enthalpy tạo thành chuẩn của C6H12O6 nhận giá trị là (biết enthalpy tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol và - 285,9 kJ/mol).

  • A. +1260,4 kJ.
  • B. -2136,6 kJ.
  • C. -1260,4 kJ.
  • D. +2136,6 kJ.

Câu 4:  Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy từ HF đến HI là do

  • A. sự tăng khối lượng phân tử từ HF đến HI
  • B. sự giảm độ phân cực của liên kết từ HF đến HI
  • C. sự giảm độ bền liên kết từ HF đến HI
  • D. sự tăng kích thước từ HF đến HI

Câu 5: Khi cho NaBr (s) tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng. Hiện tượng xảy ra là

  • A. tạo khí có mùi hắc
  • B. tạo khí có mùi trứng thối
  • C. tạo khí có mùi hắc, hơi bay ra có màu nâu đỏ
  • D. Không hiện tượng

Câu 6: Cho 10 gam đá vôi ở dạng viên ở nhiệt độ phòng (25 ℃) vào cốc đựng 100 gam hydrochloric acid loãng và nhanh chóng cho lên một cân điện tử. Đọc giá trị khối lượng cốc tại thời điểm ban đầu và sau 1 phút. Lặp lại thí nghiệm khi nhiệt độ phòng là 35 ℃. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

Số thứ tự

Nhiệt độ (℃)

Khối lượng cốc

Thời điểm đầu

Sau 1 phút

1

25

235,40

235,13

2

35

235,78

235,21

Hệ số nhiệt độ của phản ứng là:

  • A. 2,11.
  • B. 2,34.
  • C. 2,21.
  • D. 2,14.

Câu 7: Nhỏ từ từ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa dung dịch hydrochloride acid, ta thấy

  • A. không có hiện tượng xảy ra
  • B. xuất hiện kết tủa trắng
  • C. xuất hiện kết tủa vàng nhạt
  • D. xuất hiện kết tủa vàng

Câu 8: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của hydrogen chloride?

  • A. Khắc chữ lên thủy tinh
  • B. Sản xuất vinyl chloride cung cấp cho ngành nhựa
  • C. Phục vụ sản xuất dược phẩm, thuốc nhuộm
  • D. Tẩy rửa gỉ sét bám trên bề mặt thép

Câu 9: Dãy nào sau đây đều là phản ứng tỏa nhiệt

  • A. Than cháy, nung vôi, hòa tan viên vitamin C sủi vào cốc nước.
  • B. Than cháy, nhiệt nhôm, hoàn tan vôi sống với nước.
  • C. Nhiệt nhôm, nung vôi, than cháy
  • D. Hòa tan viên vitamin C sủi vào cốc nước, hoàn tan vôi sống với nước, nung vôi.

Câu 10: Phản ứng quang hợp là phản ứng thu năng lượng dưới dạng ánh sáng:

6CO2 (g) + 6H2O (l) ⟶ C6H12O(s) + 6O2 (g)

Biết enthalpy tạo thành chuẩn của C6H12O6 (s) là – 1271,1 kJ . Cần cung cấp bao nhiêu năng lượng dưới dạng ánh sáng cho phản ứng quang hợp để tạo thành 1 mol C6H12O6 (s)?

  • A. − 2804,7 kJ
  • B. 624,9 kJ
  • C. 2804,7 kJ
  • D. − 624,9 kJ

Câu 11: Biến thiên enthalpy của phản ứng 2H2(k) + O2(k) → 2H2O(k) tính theo năng lượng liên kết có biểu thức tính là (nếu coi Eb(H-H) = x, Eb(O=O) = y, Eb (O - H) = z)

  • A. 2z - 2x – y.
  • B. 4z - 2x – y.
  • C. 2x + y - 4z.
  • D. 2x + y - 2z.

Câu 12: Cho phản ứng: 2CO (g) + O2 (g) ⟶ 2CO2 (g).

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ CO gấp 3 lần

  • A. tăng gấp 3 lần
  • B. tăng gấp 6 lần
  • C. tăng gấp 9 lần
  • D. giảm 3 lần

Câu 13: Để tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết, phải viết được

  • A. công thức phân tử của tất cả các chất trong phản ứng
  • B. công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng
  • C. công thức đơn giản nhất của tất cả các chất trong phản ứng
  • D. Cả A, B và C đều sai

Câu 14: Cho phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

H – H (g) + F – F (g) ⟶ 2H – F (g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên tính theo năng lượng liên kết là

  • A. – 535 kJ
  • B. 30 kJ
  • C. 1160 kJ
  • D. 535 kJ

Câu 15: Tính  của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H4 (g) biết các sản phẩm thu được đều ở thể khí.

  • A. – 1270,6 kJ
  • B. – 1323 kJ
  • C. – 1218,2 kJ
  • D. – 1232 kJ

Câu 16: Cho hiện tượng sau: Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất.

Hiện tượng trên thể hiện ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phản ứng?

  • A. Nồng độ
  • B. Nhiệt độ
  • C. Diện tích bề mặt
  • D. Chất xúc tác

Câu 17: Hydrogen peroxide, H2O2 được sử dụng để cung cấp lực đẩy cho tên lửa do dễ dàng bị phân hủy theo phương trình: 2H2O2(l)→ 2H2O(g) + O2(g). Lượng nhiệt được tạo ra khi phân hủy chính xác 1 mol H2O2 ở điều kiện chuẩn là (biết nhiệt tạo thành chuẩn của H2O(g) = −241,8 kJ/ mol; H2O2(l) = −187,8 kJ/mol).

  • A. -108 kJ.
  • B. –54 kJ.
  • C. +54 kJ.
  • D. +108 kJ.

Câu 18: Khẳng định sai là

  • A. Nếu biến thiên enthalpy có giá trị âm thì phản ứng tỏa nhiệt
  • B. Nếu biến thiên enthalpy có giá trị dương thì phản ứng thu nhiệt
  • C. Biến thiên enthalpy càng âm thì phản ứng tỏa nhiệt càng ít
  • D. Biến thiên enthalpy càng dương thì phản ứng thu nhiệt càng nhiều

Câu 19: Xu hướng phân cực giảm từ HF đến HI là do

  • A. khối lượng phân tử tăng dần từ HF đến HI
  • B. bán kính nguyên tử halogen tăng dần từ F đến I
  • C. tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2
  • D. độ âm điện giảm dần từ F đến I

Câu 20:  Khẳng định đúng là

  • A. Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất đều bằng 0
  • B. Enthalpy tạo thành chuẩn của các hợp chất đều bằng 0
  • C. Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất đều bằng 0
  • D. Cả A, B và C đều sai

Câu 21: Phản ứng nào dưới đây cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?

  • A. Phản ứng tạo gỉ kim loại
  • B. Phản ứng quang hợp
  • C. Phản ứng nhiệt phân
  • D. Phản ứng đốt cháy

Câu 22: Ở đều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH4 (g) để cung cấp đủ nhiệt cho phản ứng tạo 1 mol CaO (s) bằng cách nung CaCO3 (s). Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.

  • A. 0,2 gam
  • B. 3,2 gam
  • C. 5 gam
  • D. 80 gam

Câu 23: Cho phản ứng:  2X(g) + Y(g) → Z(g) + T(g). Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?

  • A. Tốc độ tăng lên 3 lần.
  • B. Tốc độ giảm đi 27 lần.
  • C. Tốc độ giảm đi 3 lần.
  • D. Tốc độ tăng lên 27 lần.

Câu 24: Nhận định nào dưới đây là đúng?

  • A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • C. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.
  • D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

Câu 25: Trong dung dịch phản ứng thuỷ phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như sau:

CH3COOC2H5 + H2O    =>  CH3COOH + C2H5OH

Chọn phát biểu đúng?

  • A. Tại thời điểm ban đầu, nồng độ acid tăng dần theo thời gian
  • B. Acid HCl chuyển hoá dần thành acid CH3COOH nên nồng độ acid HCl giảm dần theo thời gian.
  • C. Tại thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0.
  • D. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.

Câu 26: Để hoà tan một tấm Zn trong dung dịch acid HCl ở 20 ℃ thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dung dịch acid HCl nói trên ở 40 ℃ trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết tấm Zn đó trong dungdịch acid HCl trên ở 55 ℃ thì cần bao nhiêu thời gian?

  • A. 20 s.
  • B. 34,64 s.
  • C. 60 s.
  • D. 40 s.

Câu 27: của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol H2 ở thể khí là

  • A. – 486 kJ
  • B. 486 kJ
  • C. 442 kJ
  • D. – 442 kJ

Câu 28: Cho phản ứng: N2 (g) + 3H2 (g) => 2NH3 (g). Tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành của NH3 như thế nào?

  • A. Bằng ½.
  • B. Bằng 3/2.
  • C. Bằng 1/3.
  • D. Bằng 2/3.

Câu 29: Hydrogen halide là

  • A. đơn chất halogen (X2)
  • B. hợp chất gồm nguyên tố halogen và nguyên tố hydrogen (HX)
  • C. hợp chất gồm nguyên tố chlorine và nguyên tố hydrogen (HCl)
  • D. hợp chất gồm nguyên tố halogen, nguyên tố hydrogen và nguyên tố oxygen (HXO)
 

Câu 30: Khi nhiệt độ tăng thêm 10  ℃, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 4 lần. Tốc độ phản ứng đó sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70 ℃ xuống 40 ℃?

  • A. 32 lần.
  • B. 64 lần.
  • C. 16 lần.
  • D. 8 lần.

Câu 31: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch hydrochloric acid?

  • A. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2.
  • B. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3.
  • C. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3.
  • D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2.

Câu 32: Hòa tan 2,479 L khí hydrogen chloride (ở đkc) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch hydrochloric acid có nồng độ là

  • A. 7,30%.
  • B. 3,65%.
  • C. 7,87%.
  • D. 10%. 

Câu 33: Cho phản ứng:

NaOH (aq) + HCl (aq) ⟶ NaCl (aq) + H2O (l) (*)  = − 57,9 kJ.

Khẳng định sai là

  • A. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (*) là − 57,9 kJ
  • B. Nhiệt tạo thành chuẩn của NaCl (aq) là − 57,9 kJ mol−1
  • C. Phản ứng (*) là phản ứng tỏa nhiệt
  • D. Phản ứng (*) làm nóng môi trường xung quanh

Câu 34: Hoà tan hoàn toàn 10,05 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị II và III vào dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,7437L khí (đkc). Khối lượng muối trong A là

  • A. 10,38 gam.
  • B. 20,66 gam.
  • C. 9,32 gam.
  • D. 30,99 gam. 

Câu 35: Cho 37,6 gam hỗn hợp các oxide gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 L dung dịch hydrochloric acid 2 M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là

  • A. 70,6.
  • B. 80,2.
  • C. 61,0.
  • D. 49,3.

Câu 36: Hòa tan 16,2 gam hỗn hợp gồm aluminum và silver tác dụng với lượng dư dung dịch hydrochloric acid thu được 7,437 L khí (đkc). Khối lượng silver trong hỗn hợp là

  • A. 2,7 gam.
  • B. 10,8 gam.
  • C. 5,4 gam.
  • D. 10 gam.

Câu 37: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

  • A. Áp suất.
  • B.Chất xúc tác.
  • C. Nhiệt độ.
  • D. Nồng độ.

Câu 38: Một số ứng dụng của hydrogen halide và hydrohalic acid hiện nay được cho dưới đây.

(1) Hàng năm, thế giới cần hàng chục triệu tấn hydrogen chloride để sản xuất hydrochloric acid.

(2) Một lượng lớn hydrochloric acid được dùng trong sản xuất nhựa, phân bón, thuốc nhuộm, …

(3) Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thuỷ phân các chất trong sản xuất và chế biến thực phẩm.

(4) Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine được dùng để sản xuất fluorine.

(5) Trong công nghiệp hydrochloric acid dùng để tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.

(6) Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC thay chế chất CFC, chất chảy cryolite, …

(7) Hydrogen fluoride được dùng trong các quá trình chế biến dầu mỏ, trong công nghiệp hạt nhân….

Số phát biểu đúng là

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5. 

Câu 39: Hòa tan 16,2 gam hỗn hợp gồm aluminum và silver tác dụng với lượng dư dung dịch hydrochloric acid thu được 7,437 L khí (đkc). Khối lượng silver trong hỗn hợp là

  • A. 2,7 gam.
  • B. 10,8 gam.
  • C. 5,4 gam.
  • D. 10 gam.

Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp Fe và FeO bằng dung dịch HCl 0,1 M vừa đủ, thu được 2,479 lít khí (đkc).Thể tích dungdịch HCl (L) đã dùng là

  • A. 1.
  • B. 4.
  • C. 8.
  • D. 2. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 10 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 10 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập