Câu 1: Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử iron lần lượt là 1,28 Å và 56 g/mol. Tính khối lượng riêng của iron. Biết rằng trong tinh thể, các tinh thể iron chiếm 74% thể tích, còn lại là phần rỗng.
- A. 8,8(g/cm3)
-
B. 7,84(g/cm3)
- C. 4,81(g/cm3)
- D. 9,86(g/cm3)
Câu 2: Theo định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất biến đổi như thế nào theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?
- A. Không theo quy luật
- B. Chỉ tuần hoàn trong một nhóm
-
C. Tuần hoàn
- D. Chỉ tuần hoàn trong một chu kì
Câu 3: Nguyên tử zinc có Z = 30. Vị trí của nguyên tố Zinc trong bảng tuần hoàn là
- A. ô 30, chu kì 4, nhóm VIIIB
-
B. ô 30, chu kì 4, nhóm IIB
- C. ô 30, chu kì 3, nhóm VIIIB
- D. ô 30, chu kì 3, nhóm IIB
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng
-
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và notron
- B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
- C. Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân
- D. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
Câu 5: Các nguyên tử thuộc cùng về một nguyên tố hóa học khi
-
A. có cùng số hạt proton.
- B. có cùng số hạt neutron.
- C. có cùng số hạt electron và neutron.
- D. có cùng khối lượng nguyên tử.
Câu 6: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là . Tính chất cơ bản của hợp chất hydroxide chứa X là gì?
-
A. Tính base
- B. Tính aicd
- C. Tính phi kim
- D. Tính kim loại
Câu 7: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi như thế nào?
- A. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử
- B. Biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
-
C. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
- D. Biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử
Câu 8: Phân tử H2 được hình thành từ
- A. 2 nguyên tử H, trong đố mỗi nguyên tử H nhường đi 1 electron
-
B. 2 nguyên tử H bởi sự góp chung electron
- C. 2 nguyên tử H, trong đố mỗi nguyên tử H nhận thêm 1 electron
- D. 2 nguyên tử H, trong đó 1 nguyên tử H nhận thêm 1 electron và 1 nguyên tử H nhường đi 1 electron
Câu 9: Liên kết ion được tạo thành do?
- A. Lực hút của phân tử này với phân tử khác
- B. Lực hút của nguyên tử này với nguyên tử khác
- C. Lực hút của 2 cation hoặc 2 anion
-
D. Lực hút tĩnh điện của các ion mnag điện tích trái dấu
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Khi tạo liên kết thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- B. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn
-
C. Trong các phản ứng hóa học, tất cả các electron của phân tử tham gia vào quá trình tạo thành liên kết
- D. Các electron hóa trị của nguyên tử được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố
Câu 11: Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố X và Y có công thức XY2 trong đó Y chiếm 72,73% về khối lượng. Biết rằng trong phân tử Z, tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 66, số proton là 22. Nguyên tố Y là
- A. Cacbon
-
B. Oxi
- C. Lưu huỳnh
- D. Magie
Câu 12: Lớp M có tối đa số electron là
- A. 2
-
B. 18
- C. 8
- D. 32
Câu 13: Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố asen lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Lớp ngoài cùng của asen có 2 electron s
- B. Điện tích hạt nhân asen là 33+
-
C. Tổng số electron p của nguyên tử asen là 12
- D. Tổng số electron d của nguyên tử asen là 10
Câu 14: Khi nói về mức năng lượng các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
- A. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau
-
B. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng cao nhất
- C. Các (e) ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất
- D. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất
Câu 15: Các electron trong lớp vở nguyên tử được phân bố vào các lớp và phân lớp dựa theo
- A. khối lượng
-
B. năng lượng
- C. kích thước
- D. thể tích
Câu 16: Khi nguyên tử nhận electron thì ion tạo thành mang điện tích gì?
- A. Điện tích âm
- B. Điện tích dương
-
C. Không mang điện
- D. Cả điện tích âm và điên tích dương
Câu 17: Nguyên tử khối của nguyên tố oxi là
-
A. 16.
- B. 8.
- C. 32.
- D. 40.
Câu 18: Các câu sau, câu nào đúng?
- A. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở dạng tự do và phần lớn ở dạng hoá hợp
-
B. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
- C. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở trạng thái tự do
- D. Số nguyên tố hoá học có nhiều hơn số hợp chất
Câu 19: Các cách viết 3 N, 2 C, 4 Ca lần lượt có nghĩa là:
- A. ba nguyên tử nitơ, hai nguyên tử canxi, bốn nguyên tử cacbon.
- B. nguyên tử nitơ, nguyên tử cacbon, nguyên tử canxi.
-
C. ba nguyên tử nitơ, hai nguyên tử cacbon, bốn nguyên tử canxi.
- D. ba nguyên tố nitơ, hai nguyên tố cacbon, bốn nguyên tố canxi.
Câu 20: Kí hiệu hóa học biểu diễn
- A. nguyên tố và hai nguyên tử của nguyên tố đó.
-
B. nguyên tố và số nguyên tử của nguyên tố đó.
- C. số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử.
- D. nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
Câu 21: Cho nguyên tố O có nguyên tử khối là 16, Mg là 24. Nguyên tử nào nặng hơn
- A. Mg nhẹ hơn O
-
B. Mg nặng hơn O
- C. O bằng Mg
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 22: Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ. Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y.
- A. X là đồng (Cu); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).
- B. X là lưu huỳnh (s); Y là sắt (Fe).
-
C. X là sắt (iron, Fe); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).
- D. X là sắt (iron, Fe); Y là Oxi (oxi, O).
Câu 23: Hiểu biết hóa học về vấn đề nào dưới đây giúp chúng ta lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai?
- A. Hóa chất.
- B. Mĩ phẩm.
- C. Môi trường.
-
D. Năng lượng.
Câu 24: Tổng số hạt cơ bản (p, e, n) trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối của X là:
- A. 106
-
B. 110
- C. 98
- D. 108
Câu 25: Nguyên tử O có Z = 8. Cấu hình electron của ion O2- là
- A.
-
B.
- C.
- D.
.
Câu 26: Tinh thể ion là tinh thể được tạo nên bởi
- A. các cation.
- B. các anion.
-
C. các cation và anion.
- D. các cation và anion Cl-.
Câu 27: Cho biết thành phần hạt nhân của các nguyên tử sau :
(1) (29p + 36n)
(2) (9p + 10n)
(3) (11p + 12n)
(4) (29p + 34n)
Trong các nguyên tử trên, những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
- A. (3) và (4).
- B. (1) và (3) .
-
C. (1) và (4).
- D. (2) và (3).
Câu 28: Cho điện tích hạt nhân của X là 15+. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 14. Xác định nguyên tố và số khối
- A. Nguyên tố P và A=30
- B. Nguyên tố Si và A= 29
-
C. Nguyên tố P và A=31
- D. Nguyên tố Cl và A=35.5
Câu 29: Ở điều kiện thường, hợp chất ion thường tồn tại ở dạng
- A. khí.
- B. lỏng.
-
C. tinh thể rắn.
- D. rắn hoặc khí.
Câu 30: Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là
- A. Khu vực không gian trong hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%)
-
B. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%)
- C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%)
- D. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy proton trong khu vực đó là nhỏ nhất (khoảng 10%)
Câu 31: Hình dưới đây cho biết hình dạng của orbital
-
A. s
- B. p
- C. d
- D. f
Câu 32: Kí hiệu hóa học của nguyên tố hydro là:
- A. N
-
B. H.
- C. C
- D. O
Câu 33: Chọn đáp án sai
- A. số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học
- B. 1 đvC = 1/12 mC
- C. nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân
-
D. Oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất
Câu 34: Khối lượng tính bằng đơn vị cacbon của 5 K (nghĩa là có 5 nguyên tử kali) là
- A. 195.
-
B. 200.
- C. 234.
- D. 39.
Câu 35: Từ một nguyên tố hoá học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất ?
- A. Một, hai hay nhiều đơn chất
-
B. Chỉ 1 đơn chất
- C. Chỉ 2 đơn chất
- D. Không xác định được
Câu 36: Lớp M (n=3) có số obitan nguyên tử là bao nhiêu?
-
A. 9
- B. 1
- C. 4
- D. 15
Câu 37: Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và M lần lươt là 52 và 82. M và X tạo hơp chất MXa, trong phân tử của hơp chất đó tổng số pronton của các nguyên tử là 77. Xác định công thức của MXa. Biết trong X có tỉ lệ notron: proton ≤ 1,22.
-
A. FeCl3
- B. AlCl3
- C. FeBr3
- D. AlBr3
Câu 38: Khí hiếm nào không có 8 electron lớp ngoài cùng?
- A. Krypton (Kr)
- B. Argon (Ar)
- C. Neon (Ne)
-
D. Helium (He)
Câu 39: Nguyên tử aluminium nhường đi 3 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?
- A. Sodium (Na)
- B. Magnesium (Mg)
- C. Silicon (Si)
-
D. Neon (Ne)
Câu 40: Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
-
A. 4m
- B. 40 m.
- C. 400 m
- D. 4000 m.