Câu 1: Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, tối giản nhất. Tổng (a + b) bằng
- A. 6.
- B. 3.
- C. 4.
-
D. 5.
Câu 2: Quá trình oxi hoá là
-
A. Quá trình nhường electron.
- B. Quá trình giảm số oxi hoá.
- C. Quá trình tăng electron.
- D. Quá trình nhận electron.
Câu 3: Cho quá trình Fe2+ → Fe3++ 1e, đây là quá trình
-
A. Oxi hóa.
- B. Tự oxi hóa – khử.
- C. Nhận proton.
- D. Khử.
Câu 4: Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là
- A. +4; 0; +4; -2.
-
B. +4; 0; +6; -2.
- C. +6; +8; +6; -2.
- D. +4; -8; +6; -2.
Câu 5: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?
- A. Số proton.
-
B. Số oxi hóa.
- C. Số mol.
- D. Số khối.
Câu 6: Chất oxi hoá còn gọi là
-
A. Chất bị khử.
- B. Chất có tính khử.
- C. Chất bị oxi hoá.
- D. Chất đi khử.
Câu 7: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là
- A. 5.
- B. 8.
-
C. 7.
- D. 6.
Câu 8: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitrogen lần lượt là
- A. – 4 và +6.
- B. +1 và +1.
-
C. -3 và +5.
- D. -3 và +6.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
- A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
- B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất tham gia.
-
C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
- D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của ít nhất một nguyên tố.
Câu 10: Nếu 6,30 mol khí được tạo thành từ phản ứng trên thì cần bao nhiêu mol O2 tham gia phản ứng?
- A. 2,1 mol.
- B. 1,05 mol.
- C. 4,2 mol.
-
D. 6,3 mol.
Câu 11: Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O, đây là quá trình
- A. Tự oxi hóa – khử.
-
B. Khử.
- C. Oxi hóa.
- D. Nhận proton.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Số oxi hoá của nguyên tố oxygen trong các hợp chất luôn bằng -2.
-
B. Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0.
- C. Số oxi hoá của nguyên tử hydrogen trong các hợp chất luôn bằng +1.
- D. Chỉ các nguyên tử trong các đơn chất mới có số oxi hoá bằng 0.
Câu 13: Số oxi hóa của S trong SO2 là
- A. -1.
-
B. +4.
- C. +6.
- D. +2.
Câu 14: Sơ đồ chuyển hoá: S → FeS → H2S → H2SO4 → SO2 → S Có ít nhất bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?
- A. 3.
- B. 4.
- C. 5.
-
D. 2.
Câu 15: Để hòa tan 28,8 gam CuS thì thể tích (ml) dung dịch HNO3 16 M cần dùng là
- A. 80.
- B. 800.
-
C. 50.
- D. 500.
Câu 16: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hóa-khử ?
- A. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
-
B. MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + CO2 + H2O.
- C. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.
- D. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
Câu 17: Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vậy trong các phản ứng oxi hoá khử, ion X2- có khả năng thể hiện
- A. Tính base.
- B. Tính oxi hoá.
-
C. Tính khử.
- D. Tính acid.
Câu 18: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?
- A. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
-
B. 3Mg + 4H2SO4 → 3MgSO4 + S + 4H2O.
- C. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
- D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ¯ + 2HCl.
Câu 19: Chất khử còn gọi là
- A. Chất đi oxi hoá.
-
B. Chất bị oxi hoá.
- C. Chất bị khử.
- D. Chất có tính khử.
Câu 20: Chất khử là chất
-
A. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
- B. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
- C. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
- D. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.