Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các hoạt động kinh doanh, hoạt động nào là quan trọng nhất ?

  • A. Hoạt động sản xuất.                                   
  • B. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
  • C. Hoạt động dịch vụ.                                     
  • D. Hoạt động trao đổi. 

Câu 2: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là ?

  • A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • B. Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
  • C. Mọi công dân có thể kinh doanh bất kì ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
  • D. Chỉ được kinh doanh những mặt hàng dịch vụ.

Câu 3: Nhà nước ta đã làm gì để thực hiện xóa đói, giảm nghèo ?

  • A. Mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo.    
  • B. Chăm sóc sức khỏe cho người dân.
  • C. Phòng, chống các tệ nạn xã hội.                        
  • D. Tạo ra nhiều việc làm mới.

Câu 4: Trong các nghĩa vụ của người kinh doanh thì nghĩa vụ nào là quan trọng nhất ?

  • A. Bảo vệ môi trường.  
  • B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
  • C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • D. Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.

Câu 5: Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

  • A. Tỉ giá ngoại tệ.                       
  • B. Thuế.        
  • C. Lãi suất ngân hàng.                    
  • D. Tín dụng.

Câu 6: Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa được xem là:

  • A. Điều kiện.          
  • B. Cơ sở.              
  • C. Tiền đề.            
  • D. Động lực.

Câu 7: Trong các hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động nào có tầm quan trọng đặc biệt ?

  • A. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • C. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
  • D. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?

  • A. Giải quyết việc làm.                        
  • B. Xóa đói giảm nghèo.
  • C. Kiềm chế sự gia tăng dân số.          
  • D. phá hoại các di tích lịch sử.

Câu 9: Để giải quyết việc làm cho nhân dân.  Nhà nước có những chính sách  gì ?

  • A. Tạo ra nhiều việc làm mới.                         
  • B. Ổn định cuộc sống.
  • C. Xóa đói, giảm nghèo.                                  
  • D.Tăng thu nhập.

Câu 10: Làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay ?

  • A. Giữ nguyên hiện trạng TNMT đang diễn ra nghiêm trọng
  • B. Không khai thác và sử dụng tài nguyên; chỉ làm cho môi trường tốt hơn
  • C. Nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường
  • D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại TNMT đang diễn ra nghiêm trọng

Câu 11: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào ?

  • A.Gắn lợi ích và quyền khai thác đi đôi với bảo vệ                     
  • B. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường               
  • C. Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo và có biện pháp bảo vệ môi trường     
  • D. Xử lí kịp thời tái tạo và có biện pháp bảo vệ môi trường

Câu 12: Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế và trả tiền thuê là nhằm mục đích gì?

  • A. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại TNMT đang diễn ra nghiêm trọng
  • B. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt
  • C. Hạn chế việc tái tạo gây ảnh hưởng và có biện pháp bảo vệ môi trường
  • D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến hủy hoại, chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt.

Câu 13: Tài nguyên nào dưới đây có giá trị  là tài nghuyên vô tận ?

  • A. Dầu mỏ, than đá, khí đốt          
  • B.Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật
  • C. Năng lượng mặt trời                  
  • D.Cây rừng và thú rừng

Câu 14: Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là:

  •  A. Bảo vệ các loài sinh vật, sử dụng hợp lí tài nguyên             
  •  B. Bảo vệ các loại sinh vật và môi trường sống của chúng.
  •  C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật   
  •  D. Bảo vệ rừng đầu nguồn

Câu 15: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người:

  • A.Cung cấp động vật quý hiếm               
  • B.Thải khí CO2 giúp cây trồng khác quang hợp.
  • C. Điều hòa khí hậu, chống sói mòn, ngăn chặn lũ lụt  
  • D.Là nơi trú ẩn của nhiều loại động vật

Câu 16: Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây thuộc lĩnh vực kinh doanh ?

  • A. Luật Lao động.                                      
  • B. Luật Phòng, chống ma túy.
  • C. Luật Thuế thu nhập cá nhân.                 
  • D. Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.

Câu 17: Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây thuộc lĩnh vực xã hội ?

  • A. Luật Giáo dục.                                      
  • B. Luật Di sản văn hóa.
  • C. Luật Đầu tư.                                          
  • D. Pháp lệnh Dân số.

Câu 18: Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây thuộc lĩnh vực môi trường ?

  • A. Luật Bảo vệ và phát triển rừng.                       
  • B. Luật xuất bản.
  • C. Luật Phòng, chống tệ nạn xã hội.                     
  • D. Luật Doanh nghiệp

Câu 19: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào:

  • A. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.   
  • B. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
  • C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.      
  • D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 20: Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực:

  • A. Môi trường.       
  • B. Kinh tế.         
  • C. Văn hóa.         
  • D. Quốc phòng, an ninh.

Câu 21: Quyền của mọi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất; quyền sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện:

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền sáng tạo của công dân.
  • C. quyền phát triển của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 22: Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm:

  • A. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học.
  • B. quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
  • C. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
  • D. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

Câu 23: Dựa trên quy định của pháp luật về quyền sáng tạo, công dân có thể tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong lĩnh vực:

  • A. khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
  • B. khoa học xã hội và nhân văn; khoa học kỹ thuật.
  • C. khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật.
  • D. khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật.

Câu 24: Quyền nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?

  • A. Học tập suốt đời.
  • B. Được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe.
  • C. Tự do nghiên cứu khoa học.
  • D. Khuyến khích để phát triển tài năng.

Câu 25: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ là nội dung của:

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền sáng tạo của công dân.
  • C. quyền phát triển của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 26: Công dân được sống trong môi trường xã hội tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là thể hiện:

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền sáng tạo của công dân.
  • C. quyền phát triển của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 27: Biểu hiện quyền được phát triển của công dân là công dân:

  • A. được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
  • B. có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
  • C. có quyền được tự do sáng tạo các tác phẩm của mình.
  • D. được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện và có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Câu 28: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?

  • A. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
  • B. Công dân có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp.
  • C. Công dân có quyền tự do sáng tác các tác phẩm của mình.
  • D. Công dân được khuyến khích để sáng tạo.

Câu 29: Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là thể hiện:

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền sáng tạo của công dân.
  • C. quyền được phát triển của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 30: Công dân được hưởng sự chăm sóc về y tế; được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng; những người giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là thể hiện:

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền sáng tạo của công dân.
  • C. quyền phát triển của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 31: Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là thể hiện:

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền sáng tạo của công dân.
  • C. quyền được phát triển của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 32: Thực hiện tốt quyền được phát triển sẽ đem lại:

  • A. sự phát triển toàn diện của công dân.
  • B. sự công bằng, bình đẳng.
  • C. cơ hội học tập của công dân.
  • D. nâng cao dân trí.

Câu 33: Để đảm bảo thực hiện quyền học tập của công dân, Nhà nước cần phải

  • A. đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
  • B. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
  • C. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu kho học.
  • D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả.

Câu 34: Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành nhằm:

  • A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
  • B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
  • C. phát triển đất nước.
  • D. bảo đảm quyền học tập của công dân.

Câu 35: Nhà nước ban hành chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học nhằm:

  • A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
  • B. đảm bảo quyền học tập của công dân.
  • C. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
  • D. phát triển đất nước.

Câu 36: Nhà nước ban hành chính sách giúp đỡ học sinh nghèo; học sinh là con em liệt sĩ, thương binh; trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa; học sinh dân tộc thiểu số; học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nhằm:

  • A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
  • B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
  • C. đảm bảo quyền học tập của công dân.
  • D. phát triển đất nước.

Câu 37: Công dân cần có ý thức và mục tiêu học tập đúng đắn; có ý chí vươn lên để:

  • A. thực hiện tốt quyền học tập của mình.
  • B. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.
  • C. có thể tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
  • D. phát triển đất nước.

Câu 38: Để đảm bảo và thực hiện quyền sáng tạo của công dân, Nhà nước cần phải:

  • A. đảm bảo điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
  • B. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
  • C. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
  • D. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

Câu 39: Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học nhằm:

  • A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
  • B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
  • C. phát triển đất nước.
  • D. đảm bảo quyền sáng tạo của công dân.

Câu 40: Nhà nước ban hành những chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm:

  • A. đảm bảo quyền sáng tạo của công dân.
  • B. tạo điều kiện cho người giỏi phát huy năng lực của mình.
  • C. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
  • D. phát triển đất nước.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.