Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P1)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành vi tố tụng hình sự do cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát thực hiện Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội là:

  • A. bị cáo.
  • B. bị can
  • C. khởi tố bị can
  • D. truy nã

Câu 2: Người đã bị Toà án đựa ra xét xử là:

  • A. Bị cáo
  • B. Bị can
  • C. Khởi tố bị can
  • D. Truy nã

Câu 3: Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyển bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất ?

  • A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
  • B. Người đang bị nghi là phạm tội.
  • C. Người đang gây rối trật tự công cộng.
  • D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Câu 4: Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp

  • A. được pháp luật cho phép.
  • B. do nghi ngờ có tội phạm.
  • C. được lãnh đạo cơ quan, đơn vị cho phép.
  • D. do cần tìm đồ vật bị mất.

Câu 5: Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

  • A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
  • B. phát biểu ở bất cứ nơi nào.
  • C. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.
  • D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.

Câu 6: Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận ?

  • A. Mọi công dân.
  • B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
  • C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.
  • D. Chỉ nhà báo.

Câu 7: Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây ?

  • A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.
  • B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.
  • C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.
  • D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.

Câu 8: Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị:

  • A. phạt cảnh cáo.
  • B. cải tạo không giam giữ đến hai năm.
  • C. phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  • D. tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên.

Câu 9: “Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nhằm bảo đảm cho công dân - con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh” là một nội dung nói về:

  • A. Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • C. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • D. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 10: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây ?

  • A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
  • B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
  • C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.
  • D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.

Câu 11: Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
  • C. Quyền tự do cá nhân.
  • D. Quyền được đảm bảo tính mạng.

Câu 12: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

  • A. bất khả xâm phạm về thân thê của công dân.
  • B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân
  • C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
  • D. tự do về thân thể của công dân

Câu 13: Người trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt ?

  • A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
  • B. Đang bị truy nã.
  • C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
  • D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 14: Hành động nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả thân thể của người khác?

  • A. Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ.
  • B. Tự tiện bắt giữ người.
  • C. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người ấy
  • D. Ðe dọa giết người

Câu 15: Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhựng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý nhưng bà Hiệp vẫn xông vào và lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 16: Đặt điều nói xấy, vu cáo người khác là vi phạm quyền:

  • A. tự do ngôn luận.
  • B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • C. được pháp luật bảo hộ vệ tính mạng, sức khỏe.
  • D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 17: Xâm phạm tới tính mạng của người khác là hành vi:

  • A. Cố ý nói xấu gây tổn thương người khác.
  • B. Cố ý xúc phạm nhân phẩm gây tốn hại tỉnh thần cho người khác .
  • C. Cố ý bắt giam, giữ người.
  • D. Cố ý hoặc vô ý làm chết người.

Câu 18: Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ?

  • A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
  • B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
  • C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
  • D. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.

Câu 19: Dù cô ý hay vô ý, việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là

  • A. vi phạm pháp luật.
  • B. không vi phạm.
  • C. điều bình thường.
  • D. việc được phép.

Câu 20: Đánh người gây thương tích bao nhiêu % trở lên thì bị truy cứu hình sự

  • A. 11%
  • B. 12%
  • C. 13%
  • D. 14%

Câu 21: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp

  • A. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.
  • B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • C. có tin báo của nhân dân.
  • D. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.

Câu 22: Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
  • B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
  • C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 23: B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

  • A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.
  • B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
  • C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
  • D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook. 

Câu 24: Ở nước ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và

  • A. bảo vệ. 
  • B. khuyến khích.
  • C. độc lập,
  • D. tự do.

Câu 25: Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
  • B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
  • C. Quyền nhân thân của công dân.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 26: Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì

  • A. ai cũng có quyền bắt.
  • B. chỉ công an mới có quyền bắt.
  • C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.v
  • D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.

Câu 27: Những hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác thì pháp luật nước ta

  • A. nghiêm cấm.
  • B. khuyến khích.
  • C. ủng hộ.
  • D. cho phép.

Câu 28: Tính mạng và sức khoẻ của con người được bảo đảm an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới là nội dung của quyền

  • A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
  • C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
  • D. tự do về thân thể của công dân.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.