Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, tự do kinh doanh là:

  • A. Nghĩa vụ của công dân.
  • B. Trách nhiệm của công dân.
  • C. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
  • D. Quyền của công dân.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?

  • A. Vợ và chồng cùng kí tên vào hợp đồng mua bán nhà
  • B. Vợ và chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu nhà
  • C. Vợ và chồng bàn bạc và cùng quyết định chuyển đến sống ở thành phố A
  • D. Chồng đứng tên một mình trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do cha mẹ chồng tặng riêng cho chồng

Câu 3: Bộ luật Lao động quy định độ tuổi tối thiểu đế tham gia quan hệ lao động là:

  • A. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • B. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • C. Cá nhân từ đủ 17 tuổi trở lên.
  • D. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên.

Câu 4: Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây ?

  • A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.
  • B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
  • C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con.
  • D. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển.

Câu 5: Một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là ?

  • A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đều được phát huy.
  • B. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.
  • C. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.
  • D. Chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân tộc. 

Câu 6: Việc nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

  • A. Lập miếu thờ để thu hút khách tham quan.
  • B. Làm lễ kết hôn tại nhà thờ.
  • C. Ăn chay.
  • D. Tố cáo những người làm nghề bói toán.

Câu 7: Việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện

  • A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • B. quyền bình đẳng giữa các công dân.
  • C. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.
  • D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.

Câu 8: Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thông văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về:

  • A. kinh tế.
  • B. chính trị
  • C. văn hoá.
  • D. giáo dục.

Câu 9: Một trong những nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo là:

  • A. Các tôn giao đều có thể hoạt động theo ý muốn của mình
  • B. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật
  • C. cm giáo được Nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động và ảnh hưởng của mình.
  • D. Nhà nước phải đáp ứng mọi yêu cầu của các tôn giáo.

Câu 10: Việc làm nào sau đây là mê tin đị đoan:

  • A. Đi lễ chùa
  • B. Thắp hương trên bản thờ tổ tiên,
  • C. Tham gia lễ hội cầu ngư.
  • D. Chữa bệnh bằng phù phép.

Câu 11: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

  • A. Thắp hương trước lúc đi xa               
  • B. Yếm bùa
  • C. Không ăn trứng trước khi đi thi         
  • D. Xem bói

Câu 12: Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa ?

  • A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.
  • B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
  • C. Các dân tộc có duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình.
  • D. Các dân tộc không được duy trì những lê hộ riêng của dân tộc mình.

Câu 13: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu đầy đủ là:

  • A. Các tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo tôn chỉ, mục đích của mình.
  • B. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ
  • C. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật
  • D. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều đẳng trước pháp luật, những nơi thò tự, tín ngưỡng tôn được pháp luật bảo hộ.

Câu 14: “Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nhằm bảo đảm cho công dân - con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh” là một nội dung nói về:

  • A. Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • C. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • D. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 15: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây ?

  • A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
  • B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
  • C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.
  • D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.

Câu 16: Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
  • C. Quyền tự do cá nhân.
  • D. Quyền được đảm bảo tính mạng.

Câu 17: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

  • A. bất khả xâm phạm về thân thê của công dân.
  • B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân
  • C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
  • D. tự do về thân thể của công dân

Câu 18: Người trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt ?

  • A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
  • B. Đang bị truy nã.
  • C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
  • D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 19: Hành động nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả thân thể của người khác?

  • A. Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ.
  • B. Tự tiện bắt giữ người.
  • C. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người ấy
  • D. Ðe dọa giết người

Câu 20: Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhựng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý nhưng bà Hiệp vẫn xông vào và lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 21: Đặt điều nói xấy, vu cáo người khác là vi phạm quyền:

  • A. tự do ngôn luận.
  • B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • C. được pháp luật bảo hộ vệ tính mạng, sức khỏe.
  • D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 22: Xâm phạm tới tính mạng của người khác là hành vi:

  • A. Cố ý nói xấu gây tổn thương người khác.
  • B. Cố ý xúc phạm nhân phẩm gây tốn hại tỉnh thần cho người khác .
  • C. Cố ý bắt giam, giữ người.
  • D. Cố ý hoặc vô ý làm chết người.

Câu 23: Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Bản chất xã hội.
  • B. Bản chất giai cấp.
  • C. Bản chất nhân dân.
  • D. Bản chất hiện đại.

Câu 24: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến bởi vì pháp luật được áp dụng

  • A. nhiều lần, nhiều nơi.
  • B. một số lần một số nơi. 
  • C. với một số đối tượng.
  • D. trong một số trường hợp nhất định

Câu 25: Bạn X vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thế hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quyển lực bắt buộc chung.
  • B. Tính quy phạm phổ biến,
  • C. Tinh cưỡng chế.
  • D. tính xác định chặt chẽ về hình thức

Câu 26: Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  • C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng.
  • D. Tính quần chúng nhân dân.

Câu 27: Hệ thống quy tắc xử xự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là

  • A. chính sách        
  • B. pháp luật.
  • C. chủ trương       
  • D. văn bản.

Câu 28: Pháp luật mang bản chất giai cấp, vì pháp luật do

  • A. nhân dân ban hành.
  • B. Nhà nước ban hành.
  • C. chính quyền các cấp ban hành.
  • D. các đoàn thể quần chúng ban hành.

Câu 29: Đặc trưng của pháp luật không bao gôm những nội dung nào dưới đây?

  • A. Tính quyên lực bắt buộc chung.
  • B. Tính quy phạm phổ biến
  • C. Tính công khai dân chủ.
  • D. Tính xác định chặt chế về hình thức.

Câu 30: Trên đường phổ, tất cả mọi người đều tuân thủ Luật Giao thông đường bộ là sự phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quyển lực bắt buộc chung.
  • B. Tính quy phạm phổ biển..
  • C. Tính cưỡng chế.
  • D. tính xác định chặt chẽ về hình thức

Câu 31: Cảnh sát giao thông xử phạt A khi A vi phạm Luật Giao thông là thể hiện đặc trưng nảo đưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quyển lực bắt buộc chung.
  • B. Tính quy phạm phổ biến
  • C. Tính cưỡng chế.
  • D. tính xác định chặt chẽ về hình thức

Câu 32: Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô gắn máy phải tuân thủ theo Luật Giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quyền lực bắt buộc chung
  • B. Tính quy phạm phổ biến
  • C. Tính xã hội rộng rãi
  • D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

Câu 33: Người tham gia giao thông chấp hành tín hiệu vạch kẻ đường, tín hiệu đèn phản ánh đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
  • B. Tính quy phạm phổ biến
  • C. Tính áp chế
  • D. tính xác định chặt chẻ về hình thức

Câu 34: Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ?

  • A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
  • B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
  • C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
  • D. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.

Câu 35: Dù cô ý hay vô ý, việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là

  • A. vi phạm pháp luật.
  • B. không vi phạm.
  • C. điều bình thường.
  • D. việc được phép.

Câu 36: Đánh người gây thương tích bao nhiêu % trở lên thì bị truy cứu hình sự

  • A. 11%
  • B. 12%
  • C. 13%
  • D. 14%

Câu 37: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp

  • A. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.
  • B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • C. có tin báo của nhân dân.
  • D. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.

Câu 38: Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
  • B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
  • C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 39: B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

  • A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.
  • B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
  • C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
  • D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook. 

Câu 40: Ở nước ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và

  • A. bảo vệ. 
  • B. khuyến khích.
  • C. độc lập,
  • D. tự do.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.