CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?
- A. 4 nhân tố.
- B. 3 nhân tố.
- C. 1 nhân tố.
-
D. 2 nhân tố.
Câu 2: Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm?
- A. Đóng tàu, ô tô.
- B. Luyện kim.
-
C. Năng lượng.
- D. Khai thác, chế biến lâm sản.
Câu 3: Khoáng sản vật liệu xây dựng ở nước ta bao gồm:
- A. quặng sắt, đá vôi.
- B. crôm, quặng đồng.
- C. than, dầu mỏ.
-
D. sét, đá vôi.
Câu 4: Khoáng sản nhiên liệu của nước ta bao gồm:
-
A. than, dầu, khí.
- B. apatit, pirit, photphorit.
- C. sắt, mangan, thiếc.
- D. sét, đá vôi.
Câu 5: Khoáng sản phi kim loại là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp:
- A. năng lượng.
-
B. hóa chất.
- C. luyện kim.
- D. vật liệu xây dựng.
Câu 6: Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là:
-
A. số lượng đông, khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật nhanh.
- B. giá nhân công rẻ, có phẩm chất cần cù, thông minh.
- C. đội ngũ thợ lành nghề đông, trình độ chuyên môn cao.
- D. tính kỉ luật, tác phong công nghiệp chuyên nghiệp.
Câu 7: Nguồn nguyên liệu phong phú từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuận lợi cho phát triển:
- A. Lâm nghiệp.
- B. Nông nghiệp.
- C. Ngư nghiệp.
-
D. Công nghiệp sản xuất, chế biến.
Câu 8: Dầu thô được khai thác chủ yếu ở thềm lục địa
- A. phía bắc.
-
B. phía nam.
- C. quần đảo Trường Sa.
- D. đảo Lý Sơn.
Câu 9: Nhà máy thủy điện nào lớn nhất nước ta?
- A. Lai Châu (1 200 MW).
- B. Sê san 4 (360 MW).
-
C. Sơn La (2 400 MW).
- D. Hòa Bình (1 920 MW).
Câu 10: Cơ cấu ngành công nghệ dệt, sản xuất trang phục nước ta đa dạng, gồm hai ngành chính là:
- A. thủ công mĩ nghệ và dệt.
- B. đúc đồng và sản xuất giày, dép.
- C. dệt và sản xuất trang phục.
-
D. sản xuất trang phục và giày, dép, túi xách.
Câu 11: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển dựa vào điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?
- A. Nguồn vốn đầu tư lớn.
- B. Cơ sở hạ tầng phục đồng bộ.
- C. Nguồn lao động có trình độ cao.
-
D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
Câu 12: Sử dụng than trong sản xuất nhiệt điện ở nước ta gây ra vấn đề môi trường chủ yếu nào sau đây?
- A. Cạn kiệt khoáng sản.
-
B. Ô nhiễm không khí.
- C. Phá hủy tầng đất mặt.
- D. Ô nhiễm nguồn nước.
Câu 13: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh?
- A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động.
-
B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.
- C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
- D. Nhu cầu điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng lớn.
Câu 14: Nhà máy điện chạy bằng than là:
- A. Vĩnh Tân, sông Hậu, Ô Môn, Vũng Tàu.
- B. Sông Hậu, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- C. Hải Phòng, Vũng Áng, Vĩnh Tân, sông Hậu.
-
D. Phú Mỹ, Hải Phòng, Vũng Áng, Vĩnh Tân.
Câu 15: Nhà máy điện chạy bằng khí là:
-
A. Phú Mỹ, Vũng Tàu.
- B. Sông Hậu, Hải Phòng.
- C. Hải Phòng, Vũng Áng.
- D. Phú Mỹ, Ô Môn.
Câu 16: Đâu không phải đặc điểm các mỏ khoáng sản nước ta?
- A. Quy mô rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam.
-
B. Quy mô nhỏ, chủ yếu thuận lợi cho phát triển công nghiệp địa phương.
- C. Nhiều loại khoáng sản được khai thác đã suy giảm đáng kể về trữ lượng.
- D. Ngành công nghiệp nước ta phải thay đổi để phù hợp với nguồn nguyên liệu mới.
Câu 17: Ngành nào sau đây có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
- A. Công nghiệp.
- B. Dịch vụ.
-
C. Nông nghiệp.
- D. Du lịch.
Câu 18: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về thủy điện là hướng nào:
- A. Đáp Cầu – Ninh Bình.
- B. Nam Định – Quảng Ninh - Thanh Hóa.
-
C. Hòa Bình - Sơn La.
- D. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.
Câu 19: Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm:
-
A. nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- B. phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước.
- C. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- D. đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Câu 20: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng là hướng nào?
- A. Đáp Cầu - Bắc Giang.
- B. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.
- C. Việt Trì - Lâm Thao.
-
D. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.
Câu 21: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
- A. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
-
B. Đầu tư mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.
- C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
- D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 22: Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp nào sau đây?
- A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
- B. Dầu khí.
-
C. Thủy điện.
- D. Hóa chất.
Câu 23: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (2021) và cho biết dầu thô được khai thác chủ yếu ở đâu?
- A. Rạng Đông, Lan Tây, Đại Hùng, Mỹ Tho.
-
B. Cửu Long, Nam Côn Sơn, Rạng Đông, Đại Hùng.
- C. Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Rồng.
- D. Phan Thiết, Vũng Tàu, Đại Hùng, Bạch Hổ.
Câu 24: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (2021) và cho biết trung tâm nào sau đây không phải là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?
-
A. Đà Nẵng.
- B. Thủ Dầu Một.
- C. Hải Phòng.
- D. Vũng Tàu.
Câu 25: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 2021) và cho biết khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bể?
- A. Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai.
- B. Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định.
- C. Hà Tĩnh, Đồng Hới, Nghệ An, Cà Mau.
-
D. Bạch Hổ, Cửu Long, Lan Tây, Vũng Tàu.