CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu không phải điều kiện để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
-
A. Đất, rừng.
- B. Khí hậu, nước.
- C. Biển và hải đảo.
- D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 2: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. bão và áp thấp nhiệt đới.
-
B. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
- C. cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn.
- D. đất bị bạc màu.
Câu 3: Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
-
A. đất nông nghiệp.
- B. đất lâm nghiệp.
- C. đất chuyên dùng.
- D. đất ở.
Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
- B. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất.
- C. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất.
-
D. Năng suất lúa cao nhất cả nước.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long?
-
A. Lượng mưa lớn, tập trung từ tháng 3 đến tháng 9.
- B. Chế độ nhiệt cao, ổn định, biên độ nhiệt năm nhỏ.
- C. Khí hậu biểu hiện rõ tính chất cận xích đạo.
- D. Tổng số giờ nắng cao, từ 2200 - 2700 giờ/năm.
Câu 6: Ngành khai thác thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì có:
-
A. ba mặt giáp biển, ngư trường lớn.
- B. nhiều vùng trũng ngập nước.
- C. nhiều bãi triều và rừng ngập mặn.
- D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
Câu 7: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Đẩy mạnh khai thác thủy sản khi có lũ về.
- B. Lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn.
- C. Làm thủy lợi để có nước ngọt vào mùa khô rửa phèn, rửa mặn cho đất.
-
D. Khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
Câu 8: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả chủ yếu nào sau đây?
- A. Hiện tượng cháy rừng diễn ra trên diện rộng.
-
B. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
- C. Làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
- D. Sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng.
Câu 9: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra thiên tai nào sau đây?
- A. Hạn hán
-
B. Bão.
- C. Lũ lụt.
- D. Xâm nhập mặn.
Câu 10: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Đông dân, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
- B. Gia tăng dân số ở mức thấp.
-
C. Mật độ dân số trung bình thấp, tỉ lệ dân thành thị cao.
- D. Cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trong lao động chiếm khá cao.
Câu 11: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả gì?
-
A. Bốc phèn, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
- B. Giảm các nguyên tố vi lượng trong đất.
- C. Thường xuyên cháy rừng.
- D. Sa mạc hóa ở bán đảo Cà Mau.
Câu 12: Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì?
- A. Cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
-
B. Đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
- C. Giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
- D. Tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.
Câu 13: Vì sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên?
-
A. Để thau chua và rửa mặn đất đai.
- B. Để hạn chế nước ngầm hạ thấp.
- C. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn.
- D. Để tăng cường phù sa cho đất.
Câu 14: Tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long có chung đường biên giới với Campuchia?
-
A. Long An.
- B. Bến Tre.
- C. Tiền Giang.
- D. Trà Vinh.
Câu 15: Vì sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao.
-
B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.
- C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước.
- D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.
Câu 16: Thương hiệu xi măng của nhà máy nào dưới đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Hoàng Thạch.
- B. Bỉm Sơn.
- C. Bút Sơn.
-
D. Hà Tiên.
Câu 17: Mục đích chủ yếu của việc đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị là gì?
- A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
- B. Mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng cao cấp.
-
C. Phát huy thế mạnh tự nhiên và lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống dân cư.
- D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế thiên tai.
Câu 18: Hai trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Cần Thơ và Bạc Liêu.
- B. Cần Thơ và Long An.
-
C. Cần Thơ và Cà Mau.
- D. Cần Thơ và Rạch Giá.
Câu 19: Các tỉnh/thành phố nào của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
- A. Cần Thơ, Hậu Giang.
- B. Vĩnh Long, Trà Vinh.
- C. An Giang, Kiên Giang.
-
D. Long An, Tiền Giang.
Câu 20: Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là:
-
A. cam, xoài, bưởi.
- B. táo, mơ, mận.
- C. nhãn, vải, thanh long.
- D. hồng, đào, lê.
Câu 21: Loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Đường ô tô.
-
B. Đường thủy.
- C. Đường hàng không.
- D. Đường biển.
Câu 22: Tài nguyên khoáng sản dầu mỏ, khí tự nhiên được phân bố chủ yếu ở:
- A. Gần với Cam-pu-chia.
- B. Ven biển.
- C. Giáp với Đông Nam Bộ.
-
D. Thềm lục địa.
Câu 23: Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:
-
A. Cần Thơ.
- B. Mĩ Tho.
- C. Cà Mau.
- D. Cao Lãnh.
Câu 24: Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. vật liệu xây dựng.
- B. cơ khí nông nghiệp.
- C. sản xuất hàng tiêu dùng.
-
D. chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 25: Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông nào?
- A. Sông Đồng Nai.
-
B. Sông Mê Công.
- C. Sông Thái Bình.
- D. Sông Hồng.