CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản ở nước ta là:
- A. Kiên Giang, Quảng Ninh, Cà Mau.
-
B. Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang.
- C. Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Quảng Ninh.
- D. Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau.
Câu 2: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là:
- A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
- B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
-
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 3: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa ở nước ta là:
- A. đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.
- B. đất phù sa, khí hậu có nhiều thiên tai và nguồn nước dồi dào.
- C. đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mùa khô thiếu nước.
-
D. đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.
Câu 4: Ở vùng trung du và miền núi nước ta có thế mạnh phát triển hoạt động nông nghiệp nào sau đây?
-
A. Cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
- B. Cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản.
- C. Cây hàng năm và chăn nuôi gia súc lớn.
- D. Cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.
Câu 5: Nền nông nghiệp nước ta có tính chất nhiệt đới không phải do:
- A. Sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- B. Tài nguyên đất và tài nguyên khí hậu phong phú.
- C. Nguồn nước và tài nguyên sinh vật dồi dào.
-
D. Người lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Câu 6: Điều kiện tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta?
- A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
-
C. Khí hậu phân hóa đa dạng.
- D. Tài nguyên đất đai đa dạng.
Câu 7: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do:
- A. nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn.
-
B. nước ta có những bãi triều, đầm phá.
- C. có nhiều đảo, vũng, vịnh.
- D. có nhiều sông, hồ, suối, ao.
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm về địa hình và đất ở nước ta?
- A. Có 3/4 là diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.
- B. Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit.
-
C. Có ba châu thổ lớn.
- D. Đồng bằng chủ yếu là đất phù sa.
Câu 9: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản nuôi trồng là:
- A. Sóc Trăng, Trà Vinh.
- B. Kiên Giang, Quảng Ngãi.
- C. Cần Thơ, Long An.
-
D. An Giang, Bến Tre.
Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây khiến chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng?
-
A. Nguồn thức ăn, phụ phẩm từ ngành trồng trọt đa dạng và thị trường tiêu thụ lớn.
- B. Cơ sở dịch vụ thú y phát triển và hiện đại nhất cả nước.
- C. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn.
- D. Có nhiều giống lợn mới cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Câu 11: Sản phẩm nông nghiệp của nước ta chủ yếu có nguồn gốc:
-
A. nhiệt đới.
- B. ôn đới.
- C. cận nhiệt.
- D. hàn đới.
Câu 12 Vùng nào có tổng diện tích rừng lớn ở nước ta?
- A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nam bộ.
-
B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
- D. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 13: Hai vùng chuyên canh lúa lớn nhất nước ta là
- A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
-
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- C. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
- D. Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 14: Vai trò quan trọng nhất của rừng phòng hộ là:
- A. cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.
- B. đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
-
C. hạn chế thiên tai, lũ lụt; chắn cát, chắn sóng ven biển.
- D. tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người dân.
Câu 15: Đặc điểm của địa hình và đất nước ta là:
- A. Có 3/4 diện tích là đồng bằng, phần lớn là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.
-
B. Có 3/4 diện tích là đồi núi, phần lớn là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.
- C. Có 3/4 diện tích là đồi núi, phần lớn là đồi núi cao, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.
- D. Có 3/4 diện tích là cao nguyên, phần lớn là đồi núi cao, một số vùng có các cao nguyên rộng lớn.
Câu 16: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp là gì?
- A. Dân cư và nguồn lao động; khí hậu; nguồn nước; địa hình.
-
B. Địa hình và đất; khí hậu; nguồn nước; sinh vật.
- C. Thị trường tiêu thụ; địa hình và đất; sinh vật.
- D. Khí hậu; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ; nguồn nước.
Câu 17: Cây lương thực chính của nước ta là
-
A. Gạo.
- B. Khoai mì.
- C. Ngô.
- D. Bông.
Câu 18: Thủy sản được nuôi nhiều nhất ở nước ta là:
-
A. Tôm, cá.
- B. Tôm, cua.
- C. Cua, ngọc trai.
- D. Trai ngọc, cá.
Câu 19: Phương hướng quan trọng nhất để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là:
-
A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
- B. mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước.
- C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản.
- D. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 20: Vùng nào có tỉ lệ che phủ rừng lớn nhất nước ta?
-
A. Bắc Trung Bộ.
- B. Nam Trung Bộ.
- C. Tây Nguyên.
- D. Tây Bắc.
Câu 21: Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là:
- A. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
-
B. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
- C. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
- D. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
Câu 22: Năng suất lúa nước ta tăng nhanh là do nguyên nhân chính nào?
- A. Bón nhiều phân hóa học.
-
B. Áp dụng các biện pháp thâm canh.
- C. Tăng diện tích.
- D. Sử dụng giống mới.
Câu 23: Để sản xuất được nhiều nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là:
- A. quảng canh, cơ giới hóa.
- B. luân canh và xen canh.
- C. đa canh và xen canh.
-
D. thâm canh, chuyên môn hóa.
Câu 24: Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là:
- A. tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động.
- B. đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ.
- C. khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.
-
D. tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.
Câu 25: Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện nào?
- A. Khí hậu, nguồn nước.
-
B. Địa hình và đất trồng.
- C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.
- D. Khí hậu và đất trồng.