Trắc nghiệm Công nghệ 6 kết nối tri thức kì I

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 6 kết nối tri thức kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khu vực nào sau đây thuộc khu vực của nhà ở?

  • A. Nơi cất giữ đồ dùng dạy học
  • B. Nơi đóng phí
  • C. Nơi ngủ nghỉ của các thành viên trong gia đình
  • D. Nơi làm thủ tục, hồ sơ

Câu 2: Nhà ở của Việt Nam có bao nhiêu dạng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 7

Câu 3: Vai trò của nhà ở đối với con người là gì?

  • A. Để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
  • B. Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, không để ở.
  • C. Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, không phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nhà ở có đặc điểm chung về

  • A. Kiến trúc và màu sắc.
  • B. Cấu tạo và cách bố trí không gian bên trong.
  • C. Vật liệu xây dựng và cấu tạo.
  • D. Kiến trúc và cách bố trí không gian bên trong.

Câu 5: Nhà ở có vai trò vật chất vì:

  • A. Nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, giúp bảo vệ con người trước tác động của thời tiết.
  • B. Nhà ở là nơi để mọi người cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực.
  • C. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác thân thuộc.
  • D. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.

Câu 6: Phòng khách của ngôi nhà có chức năng gì?

  • A. Là nơi ngủ nghỉ của các thành viên
  • B. Là nơi nấu ăn của gia đình
  • C. Là nơi tiếp khách, xem truyền hình, nghe nhạc, giải trí của các thành viên
  • D. Là nơi vệ sinh cá nhân

Câu 7: Vật liệu nào kết hợp với xi măng, nước tạo ra vữa xây dựng?

  • A. Mùn cưa
  • B. Cát
  • C. Đá
  • D. Sỏi

Câu 8: Đá nhỏ kết hợp với xi măng, nước tạo thành

  • A. Bê tông
  • B. Vữa xây dựng
  • C. Đá vôi
  • D. Gạch

Câu 9: “Thiết kế, tổ chức thi công, kiểm tra giám sát quá trình thi công các công trình xây dựng để đảm bảo đúng thiết kế” là công việc của

  • A. Thợ xây
  • B. Kỹ sư cầu đường
  • C. Kỹ sư xây dựng
  • D. Kiến trúc sư

Câu 10: Vật liệu nào sau đây không dùng để làm tường nhà?

  • A. Ngói
  • B. Tre
  • C. Gạch ống
  • D. Gỗ

Câu 11: Bước hoàn thiện gồm những công việc chính nào?

  • A. Trát và sơn tường
  • B. Lắp khung cửa
  • C. Xây tường
  • D. Cán nền, làm mái

Câu 12: Công việc nào dưới đây nằm trong bước thiết kế?

  • A. Xây tường
  • B. Lập bản vẽ
  • C. Cán nền
  • D. Lắp đặt các thiết bị điện, nước, nội thất

Câu 13: Đâu không phải hệ thống trong ngôi nhà thông minh?

  • A. Hệ thống an ninh, an toàn
  • B. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ
  • C. Hệ thống nhúng
  • D. Hệ thống giải trí

Câu 14: Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh

  • A. Xử lý - chấp hành - nhận lệnh - hoạt động
  • B. Hoạt động - xử lý - chấp hành - nhận lệnh
  • C. Nhận lệnh - xử lý - chấp hành
  • D. Nhận lệnh - xử lý - chấp hành - hoạt động

Câu 15: Chuông tự động kêu khi có người lạ di chuyển trong nhà mô tả hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh?

  • A. Hệ thống an ninh, an toàn
  • B. Hệ thống chiếu sáng
  • C. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ
  • D. Hệ thống giải trí

Câu 16: Mô tả nào sau đây không chính xác khi nói về ngôi nhà thông minh?

  • A. Đèn sáng khi có người bật công tắc đèn
  • B. Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng
  • C. Có màn hình cho biết hình ảnh của khách đang đứng ở cửa ra vào
  • D. Trước khi có người về, nhiệt độ trong phòng giảm xuống cho đủ mát

Câu 17: Các hình thức cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn là

  • A. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo.
  • B. Chuông báo, tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
  • C. Tin nhắn, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà
  • D. Chuông báo, đèn báo, cuộc gọi tự động tới chủ nhà

Câu 18: Các thiết bị lắp đặt giúp cảnh báo các tình huống gây mất an ninh, an toàn như:

  • A. Có người lạ đột nhập, quên đóng cửa.
  • B. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra.
  • C. Quên đóng cửa, có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập xảy ra.
  • D. Có nguy cơ cháy nổ xảy ra, có người lạ đột nhập.

Câu 19: “Nghiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm, tư vấn cho mọi người về lối sống lành mạnh trong ăn uống, giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện” là công việc của

  • A. Đầu bếp
  • B. Chuyên gia dinh dưỡng
  • C. Nội trợ
  • D. Bác sĩ

Câu 20: Nhóm thực phẩm nào dưới đây không thuộc các nhóm thực phẩm chính?

  • A. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm
  • B. Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột
  • C. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
  • D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin

Câu 21: Nguồn cung cấp vitamin gồm

  • A. Rau muống, bí xanh, cà chua, susu
  • B. Mỡ lợn, mỡ gà
  • C. Đỗ xanh, đỗ tương
  • D. Thịt bò, thịt gà, cá

Câu 22: Chất béo có nhiều ở nhóm thực phẩm

  • A. Mật ong, trái cây chín, rau xanh
  • B. Thịt nạc, cá, tôm, trứng
  • C. Mỡ động vật, mỡ thực vật, bơ
  • D. Hoa quả tươi, trứng gà, cá

Câu 23: Trong các nhóm đồ ăn/thức uống sau đây, nhóm nào cung cấp nhiều vitamin nhất cho cơ thể?

  • A. Thịt, trứng, sữa
  • B. Dầu thực vật, nước ép hoa quả
  • C. Hoa quả tươi, trứng gà, cá
  • D. Rau, củ tươi, nước ép hoa quả

Câu 24: Tên các loại hạt thuộc nhóm ngũ cốc là?

  • A. Kê, đậu, mạch nha, lúa nếp, lúa mì
  • B. Đỗ, đậu, vừng, mè, mạch nha
  • C. Kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ
  • D. Vừng, kê, ngô, đỗ, mạch nha

Câu 25: Bảo quản thực phẩm có vai trò gì?

  • A. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng.
  • B. Đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm trong thời gian dài.
  • C. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
  • D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng.

Câu 26: Chế biến thực phẩm có vai trò gì?

  • A. Xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn.
  • B. Xử lí thực phẩm để bảo quản thực phẩm.
  • C. Tạo ra các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.
  • D. Xử lí thực phẩm để tạo ra món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.

Câu 27: Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?

  • A. Làm lạnh và đông lạnh.
  • B. Luộc và trộn hỗn hợp.
  • C. Làm chín thực phẩm.
  • D. Nướng và muối chua.

Câu 28: Nhóm phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến thực phẩm?

  • A. Ướp và phơi.
  • B. Rang và nướng.
  • C. Xào và muối chua.
  • D. Rán và trộn dầu giấm.

Câu 29: Nêu quy trình chế biến món salad hoa quả?

  • A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn
  • B. Sơ chế thực phẩm → Trình bày món ăn
  • C. Sơ chế thực phẩm → Trộn → Trình bày món ăn
  • D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn

Câu 30: Nêu những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm?

  • A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh
  • B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng
  • C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 31: Vật nào dưới đây không phải là trang phục?

  • A. Khăn quàng
  • B. Thắt lưng
  • C. Xe đạp
  • D. Mũ

Câu 32: Chức năng của trang phục là

  • A. Giúp con người chống nóng
  • B. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người
  • C. Giúp con người chống lạnh
  • D. Làm tăng vẻ đẹp của con người

Câu 33: Dựa vào tiêu chí phân loại nào để phân loại trang phục thành trang phục nam, trang phục nữ?

  • A. Theo lứa tuổi
  • B. Theo giới tính
  • C. Theo công dụng
  • D. Theo thời tiết

Câu 34: Phân loại trang phục theo thời tiết, có mấy loại trang phục?

  • A. 2                              
  • B. 3                              
  • C. 4                              
  • D. 5

Câu 35: Chỉ ra ý sai về vai trò của trang phục?

  • A. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người
  • B. Giúp chúng ta biết chính xác tuổi của người mặc
  • C. Giúp chúng ta đoán biết nghề nghiệp của người mặc
  • D. Giúp chúng ta biết người mặc đến từ quốc gia nào

Câu 36: Khi đi học em mặc trang phục nào?

  • A. Đồng phục học sinh
  • B. Trang phục dân tộc
  • C. Trang phục bảo hộ lao động
  • D. Trang phục lễ hội

Câu 37: Khi sử dụng trang phục cần lưu ý điều gì?

  • A. Hợp mốt
  • B. Phù hợp với hoạt động và môi trường
  • C. Phải đắt tiền
  • D. Nhiều màu sắc sặc sỡ

Câu 38: Trang phục ở nhà có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Kiểu dáng đẹp, trang trọng
  • B. Kiểu dáng lịch sự, gọn gàng
  • C. Kiểu dáng đơn giản, thoải mái
  • D. Kiểu dáng ôm sát cơ thể

Câu 39: Dụng cụ không để là quần áo là:

  • A. Bàn là
  • B. Bàn chải
  • C. Bình phun nước
  • D. Cầu là

Câu 40: Quần áo mang phong cách thể thao thường kết hợp với:

  • A. Giày cao gót
  • B. Giày thể thao
  • C. Giày búp bê
  • D. Tất cả đáp án trên

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công nghệ 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công nghệ 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ