Câu 1: Nhóm thực phẩm nào sau đây cung cấp nhiều chất đạm?
- A. Ngũ cốc, bánh mì, khoai, sữa
-
B. Thịt nạc, cá, tôm, trứng
- C. Mỡ động vật, dầu thực vật, bơ
- D. Ớt chuông, cà rốt, cần tây
Câu 2: Trong các nhóm đồ ăn/thức uống sau đây, nhóm nào cung cấp nhiều vitamin nhất cho cơ thể?
- A. Thịt, trứng, sữa
- B. Dầu thực vật, nước ép hoa quả
- C. Hoa quả tươi, trứng gà, cá
-
D. Rau, củ tươi, nước ép hoa quả
Câu 3: Thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A nhất là
- A. Sắn, gạo, bánh kẹo, thịt gà
- B. Cơm, ngô, ổi, khoai tây, su hào
-
C. Dầu cá, cà rốt, gấc, cà chua
- D. Gạo, bánh mì, ổi, tôm, thịt nạc
Câu 4: Tên các loại hạt thuộc nhóm ngũ cốc là?
- A. Kê, đậu, mạch nha, lúa nếp, lúa mì
- B. Đỗ, đậu, vừng, mè, mạch nha
-
C. Kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ
- D. Vừng, kê, ngô, đỗ, mạch nha
Câu 5: Nguồn thực phẩm cung cấp chất sắt là?
-
A. Thịt, cá, gan, trứng
- B. Sữa, trứng, hải sản
- C. Hải sản, rong biển
- D. Ngũ cốc, cà chua
Câu 6: Làm chậm quá trình lão hóa, làm tăng sức bền của thành mạch máu là vai trò của
- A. Vitamin A
- B. Vitamin B
-
C. Vitamin C
- D. Vitamin D
Câu 7: Vai trò của vitamin B là
-
A. Kích thích ăn uống, góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh
- B. Cùng với calcium giúp kích thích sự phát triển của xương
- C. Tốt cho da, bảo vệ tế bào da
- D. Giúp làm sáng mắt
Câu 8: Trong khẩu phần ăn hàng ngày, cần cung cấp đủ các nhóm thực phẩm chính để
- A. Giúp người ăn cảm thấy no
- B. Giúp người ăn ngon miệng
- C. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
-
D. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Câu 9: Nêu chức năng dinh dưỡng của chất béo?
- A. Là dung môi hòa tan các vitamin
- B. Tăng sức đề kháng cho cơ thể
- C. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10: Vai trò chủ yếu của vitamin A là gì?
- A. Tốt cho da và bảo vệ tế bào
- B. Cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương
-
C. Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể
- D. Kích thích ăn uống
Câu 11: Thiếu chất dinh dưỡng nào sau đây gây khô mắt có thể dẫn đến mù lòa?
- A. Vitamin K
- B. Vitamin D
-
C. Vitamin A
- D. Vitamin C
Câu 12: Bệnh thiếu máu có thể là do thiếu khoáng chất nào?
-
A. Sắt
- B. Canxi
- C. Kẽm
- D. Iot
Câu 13: Suy dinh dưỡng có thể do nguyên nhân nào dưới đây?
- A. Cơ thể thiếu chất béo, vitamin và khoáng chất
- B. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất béo và các khoáng chất
-
C. Cơ thể thiếu chất đạm và đường
- D. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng khác
Câu 14: Những món ăn nào phù hợp buổi sáng?
- A. Cơm, rau xào, sườn xào chua ngọt
-
B. Bánh mỳ, trứng ốp, sữa tươi
- C. Gà xào sả ớt, canh bí nấu thịt, tôm rang
- D. Cơm, thịt kho, canh rau, dưa hấu
Câu 15: Để đảm bảo cho việc tiêu hóa thức ăn và cung cấp năng lượng cho các hoạt động, các bữa ăn nên cách nhau
-
A. 4 - 5 giờ
- B. 6 - 8 giờ
- C. 2 -3 giờ
- D. 5 - 6 giờ
Câu 16: Người bị bệnh béo phì nên hạn chế dưỡng chất nào trong khẩu phần ăn thường ngày?
- A. Vitamin
- B. Chất khoáng
- C. Chất tinh bột, chất béo
-
D. Chất đạm, chất béo
Câu 17: Người bị thiếu máu nên bổ sung thực phẩm nào dưới đây?
-
A. Thịt, cá, gan, trứng
- B. Sữa, trứng, hải sản
- C. Các loại hải sản, rong biển
- D. Các loại hoa, quả tươi
Câu 18: Người bị bệnh gút nên ăn gì?
-
A. Thịt trắng
- B. Hải sản
- C. Nội tạng động vật
- D. Nem chua, lạp xưởng
Câu 19: Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chế biến nộm rau muống tôm thịt?
- A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn
-
B. Sơ chế thực phẩm → Làm nước sốt → Trình bày món ăn
- C. Lựa chọn thực phẩm → Sơ chế món ăn → Chế biến món ăn
- D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn
Câu 20: Phương pháp chế biến nào sau đây không sử dụng nhiệt?
- A. Nướng, rán
- B. Luộc, kho
-
C. Muối chua, trộn nộm
- D. Rang, chiên
Câu 21: Nhiệt độ để bảo quản lạnh thực phẩm là
-
A. 1 - 7⁰C
- B. -1 - 6⁰C
- C. 0⁰C
- D. 5 - 10⁰C
Câu 22: Trong bảo quản và chế biến thực phẩm cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
- A. Giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy
- B. Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín
- C. Sử dụng riêng các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín
-
D. Tất cả đáp án trên
Câu 23: Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp nào?
-
A. Làm lạnh và đông lạnh
- B. Làm khô
- C. Ướp
- D. Đáp án A và B
Câu 24:Phương pháp làm bay hơi nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thực phẩm là
- A. Làm lạnh
-
B. Làm khô
- C. Đông lạnh
- D. Ướp
Câu 25: Luộc là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường
- A. Không khí nóng
-
B. Nước
- C. Ít nước
- D. Hơi nước
Câu 26: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?
-
A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố
- B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng
- C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng
- D. Ăn khoai tây mọc mầm
Câu 27: Trong những biện pháp sau, biện pháp nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
- A. Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín trong cùng một thời điểm.
-
B. Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng.
- C. Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín với nhau.
- D. Không che đậy thực phẩm sau khi nấu chín.
Câu 28: Cần sử dụng nhiệt hợp lí trong chế biến món ăn để
-
A. Giữ cho món ăn có giá trị dinh dưỡng
- B. Không bị ẩm mốc, biến chất
- C. Chất dinh dưỡng bị phân hủy hoàn toàn
- D. Một số chất khoáng và vitamin tan tốt hơn trong nước
Câu 29: Chất tinh bột dễ tiêu hóa hơn qua quá trình đun nấu, nhưng ở nhiệt độ cao, chất tinh bột sẽ:
- A. Bị ẩm mốc, biến chất
- B. Phân hủy mất
-
C. Bị cháy và chất dinh dưỡng bị phân hủy hoàn toàn
- D. Vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng
Câu 30: Không nên ngâm, rửa thịt cá sau khi cắt vì
-
A. Một số vitamin và chất khoáng dễ tan trong nước sẽ bị mất đi
- B. Thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn
- C. Khi chế biến sẽ làm giảm độ ngon của món ăn
- D. Không bảo quản được lâu sau khi cắt