I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Đỗ Bích Thủy
2. Tác phẩm:
- Trích từ Tôi đã trở về trên núi cao.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Đọc, chú thích
2. Phân tích
2.1. Hình ảnh ngọn khói quê nhà
- Ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau:
+ Thị giác: khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ; khói bay qua mái nhà rất nhanh, rất cao…
+ Khứu giác: khói có mùi của những hạt ngô còn sót lại, của gộc củi gỗ dẻ, của tinh dầu vỏ cam…
+ Xúc giác: Ngọn khói len qua đầu hồi, vương vít mãi ở ngọn cây hồng nằm sát mái nhà, bị gió thổi cho loãng đi, tan đi.
+ Vị giác: Thấy khói bay lên từ làng, chợt nhớ cơm, thèm cơm,…
+ Cảm giác: Khói cũng biết buồn chăng; có khi khói vui hơn niềm vui của người…
→ Hình ảnh khói không chỉ gắn bó với từng mái nhà, từng bữa cơm mà khói cũng có tâm tư, tình cảm, sinh động, có cảm xúc đồng điệu với tâm trạng con người. Khói trở thành một thành viên trong gia đình.
→ Quê hương trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn tác giả, hình ảnh khói bếp đã gợi ra nỗi nhớ với mùi hương, bữa cơm, cuộc sống sinh hoạt, những niềm vui hay nỗi buồn của người dân quê.
2.2. Cảm nhận về nhân vật “tôi”
- Lưu giữ những kí ức sống động về khói từ mùi vị, màu sắc, hình ảnh, âm thanh.
- Cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn của khói gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của con người.
- Tình yêu thương dành cho gia đình, thiên nhiên, con người của quê hương.
→ Là con người có tâm hồn phong phú, tinh tế, nhạy cảm và một trái tim nhiều yêu thương.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – Ý nghĩa:
- Văn bản là những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả về hình ảnh khói bếp gắn liền với tuổi thơ nơi quê hương.
2. Nghệ thuật
- Hình ảnh khói bếp được nhân hóa, mang đủ những cung bậc cảm xúc, trở nên gần gũi, thân quen với con người.
- Cách cảm nhận tinh tế, sâu sắc bằng nhiều giác quan.