A. Yêu cầu cần đạt
- Yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, tạo vậtt và sự sống của muôn loài.
- Nhận biết được tác dụng của một số yếu tố trong văn bản thông tin.
- Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả.
- Nhận biết được các chi tiết trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.
- Tóm tắt được cóc ý chính của mỗi đoạn trong văn bản.
- Chỉ ra được những vốn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân.
- Nhận biết dấu chấm phẩy, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và công dụng của chúng.
- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.
B. Kiến thức ngữ văn
1. Tri thức đọc hiểu
- Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyển tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.
- Sapo là đoạn văn ngắn nằm ngay dưới nhan để văn bản nhằm giới thiệu tóm tắt nội dụng bài viết và tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.
- Nhan đề là tên của văn bản thể hiện nội dung chính của văn bản.
- Đề mục là tên của một chương, mục, hoặc một phần của văn bản. Để mục giúp cho bố cục văn bản mạch lạc và dễ tiếp nhận. Dưới mỗi đề mục là một hoặc một vài đoạn văn tạo thành bộ phận của toàn văn bản.
2. Tri thức tiếng Việt
a. Dấu chấm phẩy:
Tác dụng:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
b, Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là cac shinfh ảnh, sơ đồ, số liệu,,,, được sử dụng trong văn bản. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dễ dàng hơn