I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái niệm
- Thuộc dạng bài nghị luận, trong đó người viết đưa ra ý kiến của mình về một hiện tượng trong đời sống.
2. Yêu cầu đối với bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
a. Về hình thức, bố cục cẩn có:
Bố cục bài viết cần đàm bảo:
-
Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.
-
Thân bài: Đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể đề lí giải cho ý kiến cùa người viết. Các lí lẽ được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Người viết có thể sử dụng các từ ngữ để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lí lẽ.
-
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.
b. Về nội dung
-
Trình bày rõ ràng ý kiến vé hiện tượng cân bàn luận.
-
Nêu lí lẽ, bâng chứng để cùng cố cho ý kiến.
II. PHÂN TÍCH VÍ DỤ
- Mục đích: bàn về vấn đề: Hãy duy trì bữa cơm gia đình trong cuộc sống thường nhật.
- Hệ thống các lí lẽ, dẫn chứng
+ Bữa cơm gia đình rất bổ dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Những món ăn được chế biến bằng nguyên liệu sạch, được lựa chọn cẩn thận, kĩ càng.
+ Những món ăn được nấu bằng bao tâm huyết của người thân.
-
Phải thấu hiệu khẩu vị, tính cách, tình hình sức khỏe của từng thành viên trong gia đình mới có được những bữa ăn bổ dưỡng.
+ Bữa cơm là khoảng thời gian quý giá giúp các thành viên gia đình gắn bó, thấy hiểu nhau hơn.
-
Còn gì hạnh phúc hơn sau một ngày mệt mỏi với công việc, ta trở về nhà cùng ăn bữa cơm gia đình, được tâm sự, được thấu hiểu, lắng nghe và chia sẻ.
+ Bữa cơm gia đình cũng là một dịp để người lớn trong gia đình dạy bảo con cháu những điều hay, lẽ phải.
-
Một nghiên cứu ở Mỹ trên 1476 tình nguyện viên cho thấy bữa cơm gia đình sẽ giúp mọi người gắn bó và hợp tác với nhau tốt hơn.
- Mở bài: giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và nêu ý kiến của mình về vấn đề.
- Kết bài: tác giả đề xuất để bữa cơm gia đình không phải gánh nặng thì mỗi thành viên đều cần góp sức, người đi chợ, người nấu ăn, người rửa chén bát. → đề xuất hợp lí, giúp gắn kết tình cảm trong gia đình.
III. THỰC HÀNH
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 400 chữ, trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.
+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu).
+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập
+ Bước 3: Viết đoạn.
+ Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.