I. ẨN DỤ
1. Xét ví dụ
2. Nhận xét
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
II. HOÁN DỤ
1. Xét ví dụ
2. Nhận xét
- Hoán dụ: Cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác.
III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1
- HS tự tìm ví dụ.
- Chỉ ra điểm giống và khác nhau:
+ Giống: cả hai biện pháp đều dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng.
+ Khác:
So sánh có đủ hai vế A và B (cái được so sánh, cái dùng để so sánh và từ so sánh).
Ẩn dụ: chỉ có vế B (cái dùng để so sánh và từ so sánh).
Bài tập 2
a. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn: "Kẻ cắp hôm nay gặp bà già" và "người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm"
-
Kẻ cắp: chỉ chim chèo bẻo
-
Bà già: chỉ đối thủ kình địch của chim chèo bẻo (chính là chim diều hâu)
b. Nét tương đồng
-
Giữa bà già và diều hâu: để chỉ sự lọc lõi, ác độc. (sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa)
-
Giữa chèo bẻo, kẻ cắp: ban đêm ngày mùa, thức đêm suốt để rình mò như kẻ cắp.
-
Người có tội - người tốt: ẩn dụ chỉ chim chèo bẻo qua việc vây đánh diều hâu, lập công cứu gà con (dựa trên bản chất).
Tác dụng của phép ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến cho thế giới các loài chim hiện lên sinh động, bộc lộ được những đặc điểm giống như con người.
Bài tập 3
a. cả làng xóm (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ người trong xóm
b. đõ ong (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ những con ong trong đõ
c. thành phố (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ người dân sống trong thành phố
d. nhà trong, nhà ngoài (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ những thân sống ở nhà trong và nhà ngoài
Bài tập 4
- “Mắt xanh” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá trầu giống đôi mắt con người.
→ phép nhân hóa