I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thể loại: lục bát
- Là thể thơ có từ lâu đời, mỗi cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.
- Đặc điểm:
+ Cách gieo vần
+ Ngắt nhịp
+ Thanh điệu
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Bài ca dao 1
- 13 câu đầu: nhân vật trữ tinh dẫn dắt dạo chơi qua ba mươi sáu phố phường của Hà Nội với niềm tự hào.
- 5 câu cuối: sự đông đúc, nhộn nhip của phố phường HN thể hiện qua các hình ảnh “phồn hoa”, “phố giăng mắc cửi”, “đường quanh bàn cờ”
→ Vẻ đẹp của mảnh đất kinh đô phồn hoa đô hội và tình cảm lưu luyến khi phải xa nơi đây.
- Nghệ thuật: liệt kê
2. Bài ca dao số 2
- Những địa danh lịch sử gắn với những chiến công oanh liệt của dân tộc:
+ Bạch Đằng: chiến công ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng.
+ Lam Sơn: cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
-
Vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc.
3. Bài ca dao 3
- Giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất Bình Định.
- Bài ca dao khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, gắn với những chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn, vẻ đẹp của lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ, vẻ đẹp của món ăn dân dã.
- Điệp từ “có” vừa nhấn mạnh vừa thể hiện niềm tự hào của tác giả về mảnh đất quê hương.
- Nghệ thuật: đặc trưng cho thể thơ lục bát.
4. Bài ca dao số 4
- Điệp từ “sẵn” thể hiện sự trù phú về tôm cá, lúa gạo mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho TM.
→ niềm tự hào về sự trù phú của vung đất TM.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – Ý nghĩa:
* Nội dung: Các bài ca dao đã thể hiện được vẻ đẹp cảnh vật, con người, truyền thống văn hóa của các vung miền trên cả nước.
* Ý nghĩa: Thể hiện niềm tự hào, yêu mến với thiên nhiên và con người.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát, ngôn ngữ mộc mạc, giâu hình ảnh.
- Các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp từ.