I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên: Nguyễn Duy Khán (1934 –1993)
- Quê quán: Bắc Ninh
- Ông là nhà văn, nhà báo, phóng viên chiến trường trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
2. Tác phẩm
- VB được trích từ Hồi kí tự truyện "Tuổi thơ im lặng".
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
- Thể loại: hồi kí
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, qua cảm nhận của nhân vật “tôi”.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả.
2. Bố cục: 3 phần
- P1: từ đầu đến "Râm ran": Buổi sáng chớm hè ở làng quê.
- P2: tiếp theo đến “bãi húng dũi”: Thế giới loài vật
- P3: còn lại: Cảnh sinh hoạt ở làng quê.
3. Phân tích
3.1. Khung cảnh vườn quê vào buổi sáng chớm hè.
* Khung cảnh: vườn quê vào buổi sáng chớm hè.
* Hình ảnh:
- Cây cối um tùm
- Cả làng thơm
- Hoa lan nở trắng xoá
- Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín
- Hoa giẻ từng chùm
- Ong vàng, ong vò vẽ...
- Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao
* Âm thanh của cây cối, muôn vật, đất trời, âm thanh của con người: lao xao, râm ran.
* Nghệ thuật:
+ Quan sát tỉ mỉ, tinh tế.
+ Từ ngữ gợi tả, hình ảnh đặc sắc.
+ Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh, hoán dụ
=> Cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống.
3.2. Thế giới loài chim trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên của làng quê lúc giao mùa.
- Có rất nhiều loài chim.
- Các loài chim hiền mang vui đến cho trời đất.
- Nhóm các loài chim xấu, chim ác.
- Các loài chim hiện lên sinh động với những nét độc đáo riêng.
- Tình cảm yêu mến, sự hiểu biết về các loài chim...
- Các loài vật: tiếng gà, tiếng vịt tạo nên âm thanh sinh hoạt gần gũi làng quê
3.3. Cảnh sinh hoạt buổi chiều và tối ở làng quê.
- Hoạt động: tắm suối, ăn cơm tối giữa sân, giải chiếu ngủ bên hiên nhà.
- Tâm trạng: vui vẻ, đầm ấm, mãn nguyện với hạnh phúc đơn sơ.
→ Niềm xao xuyến bâng khuâng khó tả, nhớ tiếc niềm vui hiện có hiếm hoi, mong ước thiết tha: mọi mùa hè đểu chan chứa niềm vui lao xao như thế.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – Ý nghĩa:
- Một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống. Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
2. Nghệ thuật
- Quan sát tinh tế, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, vốn hiểu biết phong phú, miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn. Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ.
- Lời văn giàu hình ảnh.
- Sử dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa; từ ngữ chắt lọc tinh tế.