I. TÌM HIỂU YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
1. Đoạn văn
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bàn, biểu đạt một nội dung tương đòi trọn vẹn.
- Về hình thức: đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.
2. Yêu cầu với đoạn văn
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ càm xúc.
- Cấu trúc gồm có ba phần:
+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác già và càm xúc chung về bài thơ (câu chủ để).
+ Thân đoạn: trình bày càm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật cùa bài thơ. Làm rõ càm xúc bằng những hình ành, từ ngữ được trích từ bài thơ.
+ Kết đoạn: khẳng định lại càm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bàn thân.
II. PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất: xưng “tôi”.
- Bố cục gồm 3 phần: mở đoạn, thâ đoạn, kết đoạn:
+ Câu chủ đề nằm đầu đoạn văn. Nội dung: Bài ca dao gợi những cảm xúc về công cha, nghĩa mẹ
+ Thân đoạn: phân tích về nghệ thuật, nội dung của bài ca dao để làm rõ cho câu chủ đề. Đồng thời, sử dụng trích dẫn trong dấu ngoặc kép là những bằng chứng từ bài ca dao để làm rõ cảm xúc của người viết.
+ Kết đoạn: nêu cảm nhận của người viết về bài ca dao.
III. VIẾT BÀI
+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu).
+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập
+ Bước 3: Viết đoạn.
+ Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.