1. Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này.
2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!
a. Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn.
b. Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau và tác dụng của biện pháp này trong việc miêu tả loài vật.
Bài Làm:
1. Câu văn có phép so sánh: Con diều hâu lao như mũi tên xuống.
Câu văn có phép ẩn dụ: Lần này nó chửa kịp ăn,những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới. “Những mũi tên đen” là hình ảnh ẩn dụ.
Biện pháp so sánh và ẩn dụ có đặc điểm:
Giống nhau:
- Các sự việc, hiện tượng có nét tương đồng với nhau.
- Đều có vế B (Sự vật dùng để so sánh, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Khác nhau:
- Biện pháp So sánh có 2 vế A, B đầy đủ.
- Ẩn dụ: Ẩn đi vế A, chỉ còn vế B. Cách nói này có tính hàm súc cao hơn, gợi ra nhiều liên tưởng…
2.
a. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn:
- bà già, kẻ ác – để chỉ lũ diều hâu.
- Người có tội – để chỉ chèo bẻo
b. Nét tương đồng
- Kẻ ác: để chỉ diều hâu bởi nó là con vật hung dữ, thường bắt gà con. (sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa)
- Bà già: để chỉ diều hâu, ý nói đây là đối thủ đáng gờm của chèo bẻo. (sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa)
- Người có tội để chỉ chèo bẻo, ý muốn nói chèo bẻo cũng là loài vật khá hung dữ, thích ăn thịt các loài côn trùng. (dựa trên bản chất).
Tác dụng của phép ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến cho thế giới các loài chim hiện lên sinh động, bộc lộ được những đặc điểm giống như con người.