Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?

Câu 2: (Trang 162 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết:

  • Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
  • Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?

Bài Làm:

Đọc đoạn đầu của văn bản ta thấy Thạch Lam đã mở đầu bài viết bằng những hình ảnh và chi tiết:

  • Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non.
  • Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa.

Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:

  • Bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế,  tác giả đả cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non.
  • Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, bông lúa, giọt sữa lúa và hương thơm ngào ngạt: hương sen, hương lúa, hương sữa.
  • Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…”.
  • Giọng văn nhẹ nhàng, nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm với những câu văn giàu nhạc điệu.

==> Tất cả những nghệ thuật đó đã giúp cho đoạn văn đầu tiên hiện lên êm ái và tràn đầy chất thơ.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Câu 1: (Trang 162 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

Xem lời giải

Câu 3: (Trang 162 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?

Xem lời giải

Câu 4: (Trang 163 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em có cảm nhận như thế nào về nhận xét đó của tác giả?

Xem lời giải

Câu 5: (Trang 163 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội đến hết”) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào?

Xem lời giải

Câu 6: (Trang 162 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số ví dụ cụ thể trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu 2: (Trang 163 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Từ bài Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) hãy nêu cảm nhận của em  về  Cốm bằng một đoạn văn

Xem lời giải

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Một thứ quà của lúa non: Cốm "

Xem lời giải

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Một thứ quà của lúa non: Cốm"

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.